HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Các rạn san hô sẽ chết vào năm 2100

Theo một đánh giá tổng quan mới về các mô hình khí hậu cơ bản của Viện Khoa học Carnegie ở Palo Alto, California, nếu các xu hướng phát thải CO2 tiếp diễn, gần như tất cả các rạn san hô sẽ biến mất vào năm 2100. 
San hô

Biện pháp duy nhất để duy trì môi trường hóa học hiện tại trong đó các rạn san hô cần để sinh sống, là phải giảm mạnh phát thải trên toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu nêu rõ, cần tích cực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển nhờ nỗ lực trồng cây trên diện rộng hoặc bằng loại máy móc nào đó.

Những áp lực kết hợp của tình trạng axit hóa và nước biển ấm lên, cùng với việc đánh bắt quá mức và ô nhiễm ven bờ biển đã tác động mạnh mẽ đến các rạn san hô. Phát thải các bon làm giảm 0,1 độ pH của đại dương, đã gây tác động xấu và cản trở khả năng sinh trưởng của động vật hai mảnh vỏ. Tài liệu cũ về các nạn tuyệt chủng ồ ạt nêu rõ, nước biển bị axit hóa thường đi kèm với tình trạng các rạn san hô bị chết trên diện rộng.

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Carnegie ở Palo Alto, California đã phân tích kết quả của các mô phỏng bằng máy tính được thực hiện bởi 13 nhóm trên toàn thế giới. Các mô hình bao gồm mức độ phản ứng giữa các đặc tính hóa học của nước biển với khí quyển có hàm lượng CO2 cao. Sử dụng các dự đoán bằng mô hình, các nhà khoa học có thể tính số đo hóa học chủ yếu ảnh hưởng đến san hô. Các san hô hình thành vỏ từ aragonit cacbonat hòa tan. Khi CO2 tiếp tục gây axit hóa mạnh mẽ đại dương, các phản ứng hóa học làm thay đổi lượng cacbonnat trong nước biển. Độ bão hòa được cho là dao động từ 3-3,5.

Dữ liệu cổ khí hậu cho thấy, độ bão hòa trong thời kỳ tiền công nghiệp, trước khi ô nhiễm CO2 tích tụ, cao hơn 3,5. Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu này với dữ liệu về vị trí có 6.000 rạn san hô, chiếm 2/3 tổng số rạn san hô trên thế giới. Điều này giúp các nhà khoa học phân tích hóa học về các nơi cư trú rạn san hô trong tương lai.

Lượng CO2 sẽ được thải ra trong những thập kỷ tới, có thể tác động lớn đến các rạn san hô. Trên con đường ít phát thải, tỷ lệ ô nhiễm cacbon giảm và cacbon tích cực được loại khỏi không khí, khoảng từ 77%-87% rạn san hô được phân tích vẫn nằm trong vùng an toàn nhờ độ bão hòa của aragonit trên mức 3.

Hiện nay, độ bão hòa của aragonit giảm xuống dưới 3, đang tác động xấu đến các rạn san hô.
Nguồn NASATI 

Diễn đàn khí sinh học Việt Nam.

Ngày 26/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam (VBA) và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức diễn đàn khí sinh học Việt Nam lần thứ nhất khu vực phía Nam.
Khí sinh học

Phát biểu tại diễn đàn, nhiều nhà khoa học đánh giá, là một quốc gia có thế mạnh với hơn 70% dân số phục vụ kinh tế nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về sử dụng khí sinh học, tuy nhiên đến nay việc sử dụng loại năng lượng sạch (biogas) này lại chưa hiệu quả.

Theo VBA, công nghệ sản xuất khí sinh học biogas là một trong những chiến lược nhằm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải nhà kính. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất biogas có sẵn như phế thải trong sản xuất và chế biến nông, lâm sản, chất thải từ chăn nuôi… PGS.TS. Dương Nguyên Khang, Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh cho rằng, khí sinh học cần được chú ý như một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cần phải suy nghĩ rằng nguồn khí sinh học không chỉ dùng cho đun nấu. Nếu tận dụng được tốt việc chuyển chất thải hữu cơ thành khí sinh học, sẽ góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh trong trang trại chăn nuôi và đặc biệt còn dùng để thắp sáng, phát điện,…

 PGS.TS. Bùi Xuân An, Đại học Hoa Sen nhận định, Việt Nam chưa tận dụng được nguồn khí sinh học trong sản xuất là do các công trình này vốn đầu tư lớn, khả năng hoàn vốn lâu trong khi người chăn nuôi đang gặp khó khăn. Trong khi đó, cơ chế chính sách của nước ta hiện nay chưa chú trọng đến việc đưa năng lượng từ khí sinh học vào ngành điện năng, khí thu gom từ hệ thống về dùng không hết thì đốt bỏ đi, đó là sự lãng phí. PGS.TS. Dương Nguyên Khang cho biết thêm, hiện công nghệ xây dựng hệ thống khí sinh học chưa được phổ biến, nên nhiều đơn vị, hộ dân không biết tiếp cận như thế nào.  

Để giải quyết những khó khăn này, VBA cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân về tài chính, đất đai, tín dụng, thuế cũng như kỹ thuật...; xây dựng chiến lược quốc gia về khí sinh học, đồng thời đánh giá lại tiềm năng và xây dựng quy hoạch năng lượng sinh học theo từng vùng.

Hiện nay, tại khu vực phía Nam chỉ có một số ít đơn vị tận dụng hiệu quả khí sinh học làm nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất như: Dự án tận dụng khí biogas đốt lò hơi thay thế dầu FO của Công ty Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên); Dự án tận dụng khí biogas để phát điện tại nhà máy bia Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh); Dự án tận dụng khí biogas trong sản xuất của Nhà máy Tinh bột Sơn Hải (Quảng Ngãi), của Công ty Tinh bột sắn Krông Bông (Đắk Lắk). Một số nhà máy sản xuất bột mì ở Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước đang nghiên cứu tận dụng nguồn khí sinh học để ứng dụng cho sản xuất. Riêng tại Đồng Nai, được xem là địa phương tận dụng, khai thác tốt nguồn khí sinh học khi có trên 12.000 công trình khí sinh học các loại, nhưng khả năng tận thu năng lượng chỉ đạt 65%.
Nguồn monre.

12 sự kiện khoa học thế giới nổi bật 2012

Biên tập viên Paul Rincon của Hãng tin BBC (Anh) vừa đúc kết 12 sự kiện khoa học và môi trường nổi bật trong năm 2012. Theo đó, mỗi sự kiện xảy ra từng tháng trong năm.

Tháng 1-2012

Một nhóm các nhà khoa học tại ĐH Khoa học và y khoa Oregon, Mỹ đã thành công vượt mong đợi trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc, mở ra triển vọng trong nghiên cứu di truyền học trên con người. Họ tiến hành chiết xuất các tế bào từ trong phôi của sáu cặp khỉ bố mẹ, kết hợp chúng vào một phôi thai duy nhất trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi thai mới được cấy vào dạ con của khỉ cái. Kết quả là có ba chú khỉ con ra đời, trong đó có Roku (ảnh) và Hex là cặp sinh đôi và chú khỉ còn lại được đặt tên là Chimero.

Khỉ con Roku

Các nhà khoa học Anh phát hiện loài cua “Hoff” có lông rậm ở phần ngực - được lấy theo tên của nam diễn viên người Mỹ David Hasselhoff có bộ ngực trông khá hoàn hảo - là một khám phá quan trọng khác trong tháng 1-2012. Loài cua này “nuôi” vi khuẩn trên bộ lông ngực rậm rạp, sau đó lấy vi khuẩn làm thức ăn. Điều kỳ lạ là chúng sống tràn ngập xung quanh những miệng phun thủy nhiệt có độ sâu khoảng 2,5km dưới vùng biển Nam cực - nơi có nhiệt độ rất nóng khó loài nào có thể tồn tại. Trong năm 2012, cách thức sử dụng tên của nhân vật nổi tiếng để đặt tên cho loài mới phát hiện cũng được áp dụng cho loài cá nước ngọt sinh sống các vùng nước chảy xiết đông bắc nước Mỹ và hóa thạch của loài thằn lằn đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm. Cả hai loài này đều mang tên của tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là cá Etheostoma obama và thằn lằn Obamadon gracilis.

Tháng 2-2012

Cuối năm 2011, sau khi thực hiện thí nghiệm OPERA, nhóm nhà khoa học tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Gran Sasso ở Ý thông báo đã phát hiện đột phá mới trong lĩnh vực vật lý khi cho rằng các hạt neutrino chuyển động với tốc độ lên tới 300.000,6km/giây, nhanh hơn tốc độ ánh sáng khoảng 6km/giây. Tuy nhiên trong tháng 2-2012, các nhà nghiên cứu mới tìm thấy vấn đề ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm OPERA. Hóa ra sai lầm chỉ là do kết nối đường cáp không chuẩn. Sự công bố vội vàng này dẫn đến sự từ chức của giáo sư Antonio Ereditato tại CERN, chủ nhiệm dự án OPERA - người đã trực tiếp đo và đưa ra kết quả.

Tháng 3-2012

Nhiệt độ bề mặt sao Thủy cao trên 400 độ C. Do đó, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước ở dạng băng trên hai cực của sao Thủy.

Một tin khoa học môi trường khác nổi bật trong tháng 3-2012 là lần đầu tiên các nhà khoa học Anh triển khai thí nghiệm trồng giống lúa mì biến đổi gen có thể kháng được rệp tại hạt Hertfordshire, Anh. Tuy nhiên, dự án này không được tiến hành thuận lợi khi trong tháng 5-2012, cảnh sát địa phương phải bắt giữ hàng trăm người biểu tình đang phá hủy cánh đồng lúa mì biến đổi gen khi họ cho rằng chúng có thể gây ra những vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường xung quanh.

Tháng 4-2012

Các nhà khoa học Hà Lan đã công bố xác nhận về sự tồn tại của hạt Majorana fermions - một loại hạt giống electron có phản hạt riêng của nó. Loại hạt Majorana fermions sẽ mang đến cho con người một ứng dụng trong thực tế, đó là cách thức lưu trữ thông tin đơn giản và hiệu quả hơn trong điện toán lượng tử.

Tháng 5-2012

Một bước tiến mới trong lĩnh vực không gian khi vào tháng 5-2012, Công ty không gian tư nhân SpaceX (Mỹ) đã thực hiện thành công sứ mệnh phóng tàu vũ trụ Dragon mang theo chuyến hàng hóa đầu tiên lên Trạm không gian quốc tế - khởi đầu cho kỷ nguyên hàng không vũ trụ thương mại.

Trong khi đó, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã thành công trong việc đánh thức phần “não cột sống” của các con chuột bại liệt bằng cách tiêm các loại hóa chất kết hợp tế bào vào cơ thể chúng, làm các con chuột bị liệt cử động trở lại. Đây một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị chấn thương cột sống.

Một nghiên cứu khoa học thành công khác trong tháng 5-2012 khi một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gen cà chua - có 35.000 gen, mở đường cho nghiên cứu các biện pháp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng và tìm ra giống cà chua ngon hơn trong vòng năm năm.

Tháng 6-2012

Ngày 6-6-2012, giới thiên văn học đã tận mắt chiêm ngưỡng được hiện tượng thiên văn xảy ra “lần cuối trong đời người”, đó là sao Kim đi ngang Mặt trời hay còn gọi là “sự đi qua của sao Kim (Venus Transit)” bởi lần kế tiếp xảy ra hiện tượng này là vào ngày 11-12-2117. Kim tinh nằm “chính xác” ngay giữa Trái đất và Mặt trời, sao Kim xuất hiện như một dấu chấm đen tí hon so với ánh sáng chói lòa của Mặt trời. Các nhà khoa học đã 7 lần phát hiện hiện tượng này vào những năm 1631, 1639, 1761, 1769, 1874, 1882 và 2004.

Sao Kim đi ngang Mặt trời

Trong tháng 6-2012, thế giới cũng chú ý đến Hội nghị thượng đỉnh về môi trường Rio 20 tại bang Rio de Janero, Brazil. Gần 100 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ đã đến dự hội nghị dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon kêu gọi chính phủ các nước xóa dần nạn đói trên thế giới và có những cam kết về vấn đề như năng lượng sạch. Tuy nhiên sau ba ngày họp, Rio 20 đã khép lại vào ngày 22-6-2012 nhưng không vạch ra được những mục tiêu và lộ trình cụ thể để hướng tới một sự phát triển bền vững.

Tháng 7-2012

Một loại hạt mới có các đặc điểm tương thích với hạt cơ bản Higgs - hay còn gọi là “hạt của Chúa” - loại hạt tạo nên khối lượng cho vật chất được phát hiện tại Máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN). Đây được xem là hạt cơ bản cuối cùng cần thiết để hoàn thành chuỗi mắc xích trong mô hình chuẩn của vật lý hạt - thuyết cơ bản của vật lý hiện đại mô tả về tính tương tác mạnh, yếu của tất cả các hạt hạ nguyên tử và được dùng để giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ.

Trong khi đó, tại Thế vận hội Olympic London 2012, các nhà khoa học tuyên bố phòng thí nghiệm doping đã được xây dựng và áp dụng công nghệ xét nghiệm “siêu nhanh và nhạy” để phát hiện chất cấm nhằm tạo sự công bằng cho tất cả vận động viên tham dự.

Tháng 8-2012

Robot “Tò mò" của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ mất “7 phút kinh hoàng” để đi vào bầu khí quyển sao Hỏa và hạ cánh xuống bề mặt hành tinh này vào ngày 6-8-2012. NASA cho biết mục tiêu của dự án trị giá 2,5 tỉ USD này là đánh giá xem liệu sao Hỏa có tồn tại sự sống hay không. “Sự kiện này đánh dấu một thành tựu công nghệ chưa từng có và là niềm tự hào quốc gia trong nhiều năm tới ” - Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố.

Ngày 25-8-2012, thế giới vô cùng thương tiếc khi chỉ huy trưởng sứ mệnh Apollo 11 - phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong đã qua đời ở tuổi 82 sau các biến chứng từ ca phẫu thuật tim hồi đầu tháng 8. Ông Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt bước chân lên Mặt trăng vào ngày 20-7-1969, đánh dấu bước ngoặt vô cùng trọng đại trong lịch sử hàng không vũ trụ nước Mỹ trong cuộc chạy đua thám hiểm không gian với Liên Xô. “Đây là bước chân nhỏ của con người, nhưng lại là bước tiến vĩ đại của nhân loại” - câu phát biểu nổi tiếng của Armstrong khi ông bước lên bề mặt Mặt trăng. Hài cốt của Armstrong đã được thủy táng trong một nghi thức đám tang trang trọng diễn ra ngày 14-9-2012, trên tàu hàng không mẫu hạm USS Philippine Sea giữa Đại Tây Dương.

Tháng 9-2012

Một tin tức môi trường đáng lo ngại được Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ công bố trong tháng 9-2012, đó là diện tích biển băng ở Bắc cực đang ở mức thấp kỷ lục - giảm xuống 3,41 triệu km2 vào ngày 16-9-2012, thấp hơn 50% so với mức trung bình trong giai đoạn 1979-2000.

Bên cạnh đó, tín hiệu vui đã đến ở lĩnh vực y học khi vào ngày 5-9-2012, các nhà khoa học đã công bố bản đồ chi tiết nhất về bộ gen người - công trình nghiên cứu chung của hơn 400 nhà khoa học tại 32 phòng thí nghiệm ở các nước: Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Singapore và Nhật Bản. “Bản đồ Google” bộ gen người được kỳ vọng giúp giới khoa học tìm hiểu sâu hơn nhiều loại bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả hơn.

Trong tháng 9-2012, lần đầu tiên Cơ quan Bảo vệ thiên nhiên và môi trường nước Anh đã cấp giấy phép hoạt động cho nông dân, cho phép họ bắn và tiêu diệt những con lửng hoang dã (badger) trên quy mô lớn - loài động vật thuộc họ chồn bị tình nghi lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao cho gia súc như bò. Tuy nhiên, vấn đề con lửng truyền tải bệnh lao giữa các gia súc vẫn còn gây tranh cãi nên đã xuất hiện làn sóng của những người biểu tình, buộc phải trì hoãn việc tiêu diệt con lửng đến mùa hè năm 2013.

Tháng 10-2012

Ngày 14-10-2012, Felix Baumgartner - vận động viên nhảy dù người Áo - đã thực hiện cú nhảy ngoạn mục ở độ cao 39km từ một khoang chứa đặc biệt gắn dưới một khinh khí cầu khổng lồ tại một địa điểm ở bang New Mexico, Mỹ. Sau lời chào đến hàng triệu người theo dõi khắp thế giới, Baumgartner đã nhảy khỏi khoang chứa và tăng tốc rất nhanh, đạt tốc độ 1.340km/giờ, nhanh hơn tốc độ âm thanh.

Giải Nobel - giải thưởng uy tín nhất được trao hàng năm cho các lĩnh vực y học, vật lý và hóa học. Trong năm 2012, giải Nobel y học được trao cho các nhà khoa học Shinya Yamanaka (người Nhật) và John Gurdon (người Anh) với công trình tái lập trình tế bào trưởng thành thành các tế bào gốc đa năng. Serge Haroche (người Pháp) và David Wineland (người Mỹ) được nhận giải Nobel vật lý vì đã tìm ra cách nghiên cứu và quan sát trực tiếp các hạt lượng tử riêng lẻ mà không phá hủy chúng. Hai người Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka đã giành giải Nobel hóa học với công trình nghiên cứu tập trung vào việc đột phá về các phản ứng của các thụ thể trong tế bào cơ thể với môi trường xung quanh.

Tháng 11-2012

Mực nước biển toàn cầu tăng 11 mm trong hai thập kỷ qua. Đó là kết quả các nhà khoa học đã công bố trong tháng 11-2012 trong quá trình họ nghiên cứu các tảng băng ở hòn đảo Greenland, Bắc cực và tại Nam cực, điều này cho thấy các tảng băng đã tan chảy nhanh hơn bao giờ hết.

Trong tháng 11-2012, Ob River - tên tàu chở khí đốt hóa lỏng đầu tiên - đã băng qua Bắc cực. Công ty Dynagas (Hi Lạp) sở hữu tàu Ob River cho biết cuộc hành trình con tàu thật thú vị khi nó vượt Bắc Băng Dương - nơi băng đang tan chảy - để tới Nhật Bản. Thời gian di chuyển của tàu giảm 20 ngày so với lộ trình thông thường. Các nghiên cứu cho thấy những điều kiện biến đổi khí hậu trên Bắc Băng Dương hiện nay đang trở nên thuận lợi hơn cho hoạt động vận tải. Lợi nhuận sẽ tăng khi quãng đường giảm tới 40%, đồng nghĩa với việc tiết kiệm 40% nhiên liệu.

Tháng 12-2012

Hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 18 của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại thủ đô Doha, Qatar thảo luận các vấn đề nổi bật như việc các quốc gia giàu phải bồi thường cho các nước nghèo hơn vì những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các quốc gia phát triển cần thực hiện triệt để các cam kết cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Một tin khoa học nổi bật trong tháng cuối năm 2012 là nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh Patrick Moore đã qua đời vào ngày 9-12, thọ 89 tuổi. Ông từng dự đoán hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời sẽ được phát hiện trong 50 năm tới và con người có thể đi du lịch tới Mặt trăng, sao Hỏa và vượt ra khỏi hệ mặt trời vào cuối thế kỷ này.
Nguồn TTO

Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc.

Ngày 26/12, theo Thông cáo báo chí của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Liên Hợp Quốc đã ký Thỏa thuận về việc xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc, ghi dấu cột mốc mới trong nỗ lực cải tổ Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. 


Ngôi nhà xanh


Với việc xây dựng Ngôi nhà chung, các tổ chức Liên Hợp quốc ở Việt Nam sẽ được cùng làm việc trong một tòa nhà để tăng cường hiệu quả hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.

Tại buổi lễ ký kết Thỏa thuận, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh: “Việc ký Biên bản ghi nhớ hôm nay một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động”.  Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp Quốc sẽ thúc đẩy nỗ lực “thống nhất hành động” của Liên Hợp quốc tại Việt Nam và sẽ giúp Liên Hợp Quốc xây dựng một tập thể mạnh để có thể hỗ trợ hiệu quả công cuộc phát triển của Việt Nam.

Chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các nước tài trợ đã luôn ủng hộ dự án Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc, Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ to lớn về tài chính và vật chất khác của các đối tác, việc ký kết Thỏa thuận để triển khai xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc đã không thể diễn ra. Với những tính năng thân thiện với môi trường, Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc là cam kết của Liên Hợp Quốc đóng góp bảo đảm bền vững về môi trường.

Theo Thỏa thuận mới được ký kết, tòa nhà hiện tại ở 304 phố Kim Mã, Hà Nội sẽ được cải tạo, nâng cấp thành một tòa nhà thân thiện với môi trường cho Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp Quốc sẽ tạo thuận lợi cho việc phối kết hợp và tăng cường gắn kết giữa các tổ chức Liên Hợp Quốc. Tòa nhà mới này sẽ sử dụng năng lượng và nước tiết kiệm và hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh thái.

Tòa nhà sẽ là trụ sở chung của tất cả nhân viên Liên Hợp Quốc hiện đang làm việc rải rác tại hơn 10 địa điểm ở Hà Nội. Tòa nhà sẽ giúp LHQ tăng cường hiệu quả các dịch vụ hành chính và tiết kiệm khá lớn chi phí hoạt động.

Dự án Ngôi nhà xanh chung của LHQ là một nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các nước tài trợ và Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đóng góp mặt bằng có giá trị lớn cùng tòa nhà và các công trình hiện tại, đồng thời miễn tiền thuê nhà trong 10 năm đầu cho các tổ chức Liên Hợp Quốc. Các nhà tài trợ song phương như Úc, Phần Lan, Ai len, Niu Di Lân, Na Uy, Ả rập Xê út, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã tài trợ một phần tương đối lớn chi phí xây dựng cùng với sự đóng góp của các tổ chức Liên Hợp quốc.

Việt Nam là một trong tám nước trên thế giới thí điểm thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động”, nhằm tăng cường gắn kết và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống Liên Hợp Quốc ở cấp quốc gia. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới Liên Hợp Quốc thực hiện phối kết hợp hoạt động thông qua nơi làm việc chung và việc bố trí ngồi làm việc theo nhóm chức năng.
Nguồn monre

Hạt cơ bản Higgs đứng đầu các khám phá khoa học năm 2012

Tạp chí khoa học uy tín Sience của Hoa Kỳ đã bình chọn và công bố danh sách 10 khám phá khoa học nổi bật nhất năm 2012, trong đó đứng đầu là khám phá về hạt cơ bản Higgs.


Hạt cơ bản Higgs


Ngày 4/07/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (Conseil Européenne pour la Recherche Nucléaire - CERN) đã công bố khám phá về hạt Higgs hay boson Higgs (theo tên của nhà vật lý Peter Higgs người Anh), và cũng thường được gọi là "hạt của Chúa".  Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó là mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn - một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ.

Tuy là lý thuyết thành công, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.

Trong nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào giả thuyết về một loại hạt để giải thích khối lượng của mọi vật trong vũ trụ. Các chính phủ trên khắp thế giới đổ hàng chục tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong thập kỷ qua. Leon Lederman, một nhà nghiên cứu từng đoạt giải Nobel Vật lý, gọi hạt Higgs là "hạt của Chúa". Ngày nay "hạt của Chúa" là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, vì tầm quan trọng của nó trong vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm. Hạt Higgs nếu tồn tại sẽ chứng tỏ được sự tồn tại của vật chất tối (được cho là chiếm đến 3/4 vật chất trong vũ trụ).

Khám phá trên đã giúp con người đạt được một cột mốc trong sự hiểu biết về tự nhiên. Khám phá về hạt giống với hạt Higgs mở đường cho những nghiên cứu chi tiết hơn, đòi hỏi các thống kê rộng lớn hơn, vốn sẽ xác định rõ ràng các đặc tính của loại hạt mới và chắc chắn sẽ soi rọi ánh sáng vào những bí ẩn khác của vũ trụ. Việc khám phá hạt Higgs sẽ củng cố Mô hình Chuẩn, một lý thuyết mô tả mọi loại hạt, lực và sự tương tác vốn hình thành nên vũ trụ. Các nhà khoa học tin rằng, nếu không có hạt hạ cơ bản Higgs, loài người chúng ta cũng như tất cả các vật thể khác được tạo ra từ các nguyên tử trong vũ trụ sẽ không hề tồn tại.

Các khám phá khác bao gồm:
- Các nhà khoa học người Đức đã sử dụng một kỹ thuật mới để sắp xếp thành công một chuỗi gene di truyền hoàn chỉnh của một nhóm người bí ẩn có tên là Denisovans, dựa trên một mẫu gene di truyền nhỏ được tách từ một mảnh xương ngón tay có niên đại 80 nghìn năm tuổi được phát hiện trong một hang động ở vùng Siberia.
- Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo thành công các tế bào trứng có thể tồn tại và phát triển từ các tế bào gốc trong phôi được lấy từ cơ thể chuột trưởng thành.
-  Các kỹ sư của Cơ quan hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng một hệ thống hạ cánh tiên tiến và đưa thành công chiếc xe tự hành Curiosity nặng 3,3 tấn lên bề mặt sao Hỏa.
- Nhờ một máy quét X quang laser, sáng hơn gấp một tỷ lần so với các nguồn tia X truyền thống, các nhà khoa học đã có thể xác định được cấu trúc của một protein có liên quan tới sự lây lan của căn bệnh ngủ châu Phi.
- Một công cụ mới đã giúp các nhà khoa học sửa đổi hoặc vô hiệu hóa các gene di truyền trên cơ thể các con vật thí nghiệm.
- Các nhà khoa học đã xác nhận về sự tồn tại của hạt Majorana fermions, một loại hạt có khả năng tự đóng vai trò phản vật chất của chính nó và tự hủy diệt bản thân nó.
- Dự án ENCODE cho thấy có tới 80% gene di truyền trong cơ thể người đang hoạt động tích cực và giúp "bật" hay "tắt" các gen.
- Một giao diện kết nối máy tính - não người đã cho phép những người bị liệt sử dụng ý nghĩ của họ để di chuyển một cánh tay máy và thực hiện các cử động của cánh tay máy trong không gian ba chiều.
- Các nhà khoa học người Trung Quốc đã khám phá ra thông số cuối cùng chưa được biết tới của một mô hình miêu tả sự thay đổi của các hạt hạ nguyên tử có tên là neutrinos khi chúng di chuyển với vận tốc gần đạt vận tốc ánh sáng.

Nguồn NASATI 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Đô thị hóa giúp bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, nếu quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững.

Nghiên cứu vừa công bố trong báo cáo "Những chỉ số chính Châu Á-Thái Bình Dương 2012" với tiêu đề "Chuyên đề đặc biệt: Đô thị xanh ở châu Á" giữa lúc những tranh luận đang ngày càng nóng lên về những hệ lụy của đô thị hóa quá nhanh ảnh hưởng tới môi trường, xã hội trong khu vực và làm thế nào để đảm bảo phát triển bền vững.
Đô thị

Đô thị hóa khu vực Châu Á đang diễn ra rất nhanh chóng từ vài thập niên gần đây. Số người sinh sống ở thành thị khu vực này lên tới hơn 1 tỷ, chiếm gần một nửa số dân thành thị toàn cầu. Số thành phố lớn (trên 10 triệu người) cũng vượt qua tổng số các thành phố lớn của các khu vực khác trên thế giới cộng lại và con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.

Khu vực châu Á hiện là nơi "sở hữu" nhiều thành phố ô nhiễm nhất và xả thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Sự đô thị hóa nhanh chóng và những hệ lụy của nó đã và đang tạo ra thách thức to lớn trong việc đảm bảo bền vững về môi trường và xã hội, gây quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách trong việc có nên thúc đẩy mở rộng đô thị hóa trong khu vực hay không.

Tuy nhiên bằng phân tích khoa học từ những số liệu tin cậy trên cơ sở so sánh nhiều đô thị khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa có thể mang lại nhiều lợi ích giúp bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và phát triển bền vững.

Theo kết quả, đô thị hóa giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sử dụng tài nguyên và hạn chế hệ lụy đến hệ sinh thái khi xem xét cùng một yêu cầu sản phẩm đầu ra. Những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử lý nước, cảnh quan, những ngành mang lại những lợi ích thiết thực cho môi trường sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi xây dựng và duy trì hoạt động so với vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra vai trò đô thị hóa trong việc khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ xanh. Cùng với đô thị hóa nhanh chóng, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo khu vực châu Á đã tăng lên đáng kể. Thị trường tiềm năng mới này với hàng tỷ người sống ở đô thị châu Á đang cần sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, điều đó sẽ tạo cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm và công nghệ xanh.

Thêm nữa, đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, từ đó tác động tích cực đến môi trường. Bằng số liệu phân tích từ 31 quốc gia khác nhau trong khu vực, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự suy giảm tỷ lệ sinh sản với sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, đô thị hóa và điều kiện giáo dục.

Trường hợp của Việt Nam là một thí dụ minh chứng. Tỷ lệ sinh sản giảm đáng kể từ 5,4 trong thập kỷ 80 thế kỷ trước xuống còn 1,8 trẻ em/phụ nữ vào 2010. Cũng theo nghiên cứu, người được giáo dục tốt thường có xu hướng ủng hộ và gương mẫu thực hiện các quy định của nhà nước nhằm bảo về môi trường.

Kết quả khảo sát cho thấy, gần 68% số người được đào tạo đại học hoặc trên đại học sẵn sàng đóng thuế cao hơn, thậm chí trên 80% sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập của mình để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường.

Vai trò quan trọng nữa là đô thị hóa khuyến khích phát triển công nghiệp dịch vụ thay vì các công nghiệp sản xuất truyền thống. Công nghiệp dịch vụ, ngành đặc trưng của đô thị yêu cầu sự tập trung cao của khách hàng, có ưu điểm vượt trội so với các ngành công nghiệp sản xuất là tiêu thụ ít tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, sự tập trung cao của dân số ở khu vực đô thị cũng có ưu điểm nữa là giảm khoảng cách đi lại, từ đó khuyến khích phát triển giao thông thân thiện môi trường như giao thông công cộng hiện đại, đi bộ hay đi xe đạp.

Bằng những đánh giá chi tiết hơn về tác động của đô thị hóa ở các mức độ khác nhau tới hai chỉ số môi trường: lượng khí nhà kính CO2 thải ra môi trường trên đầu người và nồng độ ô nhiễm vi vật chất PM10 (vật chất với đường kính hạt <10 micrometer, có thể hấp thụ qua đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe con người), nghiên cứu tìm ra kết luận thú vị về mối quan hệ đó. Khi đô thị hóa đạt đến ngưỡng nào đó, nó sẽ tác dụng tích cực làm giảm hai chỉ số môi trường (như minh họa trong hình 2). Ngay cả khi với cùng mức độ đô thị hóa thì người dân đô thị ngày nay được hưởng một môi trường sống tốt lành hơn trong những thập kỷ 90 của thế kỷ trước nhờ vào việc sử dụng các công nghệ và sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, cũng từ những kết quả từ nghiên cứu này, ADB khẳng định đô thị hóa ở châu Á chưa đạt đến ngưỡng tích cực đó và khuyến cáo chính phủ các nước sớm đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khuyến khích phát triển các thành phố xanh bền vững. Trong đó, các chính sách khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng và tài nguyên tái tạo được cũng như ứng dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường sẽ giữ vai trò không thể thiếu.
Nguồn vnexpress

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Bê tông sinh học.

Nhờ một loại bê tông sinh học, mơ ước trồng cây trên tường, mái nhà của nhiều người sẽ trở thành hiện thực.


Bê tông sinh học

Antonio Aguado, một nhà khoa học của Đại học Bách khoa Catanulya tại Tây Ban Nha, cùng các đồng nghiệp tìm ra cách chế tạo loại bê tông sinh học để đáp ứng nhu cầu tạo vườn thẳng đứng của người dân vùng Địa Trung Hải trong vài năm gần đây, Gizmag đưa tin.

Bê tông sinh học vẫn chứa magie phosphate như những loại bê tông truyền thống để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi tảo, nấm, địa y và rêu trong điều kiện khí hậu Địa Trung Hải. Tuy nhiên, tỷ lệ các thành phần trong bê tông sinh học được điều chỉnh để tăng độ xốp và giảm độ cứng của bề mặt bê tông để cây có thể sinh trưởng.

Về cấu tạo, bê tông sinh học của Aguado gồm ba lớp. Do tiếp xúc với bề mặt của tòa nhà, lớp dưới cùng sẽ có khả năng chống thấm nước. Lớp giữ nước nằm ở giữa và lớp hút nước ở trên cùng. Nhóm nghiên cứu khẳng định người sử dụng có thể trồng cây trên bê tông của họ sau khoảng một năm - khoảng thời gian để rêu và các dạng vi sinh vật khác phát triển đầy đủ. Nhưng sau khoảng thời gian đó, họ sẽ không phải bảo dưỡng định kỳ.

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng nếu cây cối mọc kín trên bê tông, chúng sẽ trở thành vật liệu cách âm, cách nhiệt. Ngoài ra, nếu mọi ngôi nhà đều trở thành vườn rau đứng, chúng sẽ tạo nên cảnh quan đẹp và góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nguồn vnexpress

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Biến giấy thải thành gạch.

Mới đây các nhà khoa học tại ĐH Jaen của Tây Ban Nha đã nảy sinh ý tưởng biến giấy thải thành những viên gạch dùng trong xây dựng.

Để tạo ra sản phẩm đặc biệt hữu dụng này, đầu tiên các nhà nghiên cứu phải tập hợp chất thải cellulose và một loại bùn còn sót lại sau quá trình sản xuất giấy tại các nhà máy. Những chất này sẽ được trộn với đất sét sau đó nén lại thành thanh dài hình chữ nhật. Chúng sẽ được cắt thành các viên gạch và nung lên.

Gạch giấy

Theo các nhà khoa học, loại gạch đặc biệt này không cần nung lâu như gạch truyền thống. Nếu chúng được sản xuất đại trà và đưa vào thực tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí năng lượng và sản xuất. Ngoài ra, nhà xây bằng loại gạch này cách nhiệt rất tốt do đặc tính dẫn nhiệt thấp của vật liệu.

Tuy nhiên, sức chịu lực cơ học của gạch giấy chưa cao chính là hạn chế lớn nhất của sản phẩm. Các nhà khoa học hy vọng có thể khắc phục nhược điểm trên bằng cách thêm các chất thải từ quá trình sản xuất bia, dầu ô liu hoặc dầu diesel...

Nguồn  Gizmag

Đo bán kính trái đất vào "ngày tận thế".

Các nhà khoa học trẻ ở TP HCM sẽ tổ chức đo bán kính trái đất vào ngày đông chí, trùng với thời điểm xảy ra tin đồn "ngày tận thế" 21/12/2012.

Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM tổ chức sự kiện trên tại trường THPT Phú Nhuận, nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu cách nhà khoa học Eratosthenes thời cổ đại dùng để đo chu vi trái đất. Đồng thời, các em sẽ có thêm kiến thức thực nghiệm địa lý, thiên văn và ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Đo bán kính trái đất.

"Từ góc lệch bóng nắng đo được sẽ tính toán ra chu vi hành tinh mà chúng ta đang sống, một con số mà nhiều em nghĩ làm sao mà tính được", Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM nói.

"Thí nghiệm của Eratosthenes là một trong mười thí nghiệm đẹp nhất trong lịch sử", anh Duy cho hay.

Vào ngày đông chí, mặt trời sẽ đi qua đỉnh đầu vào giữa trưa ở các nơi có vĩ tuyến 23,5 độ Nam (Nam chí tuyến). Vào ngày này, người thực hiện chỉ cần đo góc bóng mặt trời ở nơi mình sinh sống vào giữa trưa thiên văn, rồi tìm khoảng cách từ vĩ tuyến địa phương đến vĩ tuyến nơi bóng mặt trời bằng 0 (tức tới Nam chí tuyến). Lúc đó, chu vi của Trái đất chỉ đơn giản là tích của khoảng cách này với 360 độ và chia cho góc lệch.

Người đo phải chú ý góc bóng nắng phải được xác định vào lúc “giữa trưa thiên văn” lúc mặt trời lên cao nhất (đỉnh đầu, tại nam chí tuyến ứng thời điểm này thì không tạo bóng nắng). Dụng cụ đo đơn giản là một cọc dựng vuông góc với mặt đất bằng phẳng.
Eratosthenes là một học giả người Hy lạp, người quản lý thư viện nổi tiếng Alexandria. Thí nghiệm của ông là một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại.

Trái đất hình cầu.

Ở thành phố Syene vào ngày hạ chí (21/6) lúc giữa trưa bóng của mặt trời hiện ra ở giữa đáy một cái giếng sâu trong thành phố, mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu và không có bóng nắng xuất hiện ở một cây cọc cắm vuông góc với mặt đất. Có được điều này do Syene nằm gần như trên đường chí tuyến bắc có vĩ độ 23,5 độ bắc chính bằng độ nghiêng của trục trái đất (vào ngày hạ chí Mặt trời chiếu thẳng góc với những nơi tại bắc chí tuyến vào giữa trưa thiên văn)

Cùng vào ngày hạ chí năm sau, ông đo bóng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria và phát hiện ánh nắng mặt trời nghiêng khoảng 7,2 độ so với phương thẳng đứng. Từ kết quả này Eratosthenes nhận thấy trái đất hình tròn và ông tính được chu vi của trái đất là 250.000 stadia, đơn vị đo khoảng cách thời đó.

Đến nay, người ta chưa biết chính xác 1 stadion theo chuẩn Hy Lạp là bao nhiêu mét (hiện cho là 1 stadion bằng khoảng 185 m). Nhưng giới khoa học đánh giá, phương pháp của ông hoàn hợp lý về mặt logic (người ta cho rằng kết quả của ông vào khoảng từ 39.690 km tới 46.620 km, trong khi con số thực tế vào khoảng 40.008 km). Nó cho thấy, Eratosthenes không những đã biết trái đất hình cầu, mà còn hiểu về chuyển động của nó quanh mặt trời.
Nguồn vnexpress.net

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Đọc ô nhiễm bằng smartphone .

Các nhà khoa học Mỹ cho hay đã triển khai một đội ngũ cảm biến ô nhiễm di động, cung cấp thông tin thực tế về tình hình chất lượng không khí đến smartphone của cư dân trong vùng.


Smartphone

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California ở San Diego (Mỹ) cho hay những cảm biến CitiSense đặc biệt hữu ích cho những người mắc tình trạng kinh niên như suyễn, cần phải tránh nơi ô nhiễm.

Chỉ cần 100 cảm biến là đủ để thu thập thông tin thời tiết tại một khu vực rộng. Ví dụ, hạt San Diego có khoảng 3,1 triệu dân, diện tích trên 10.000 km2, và chỉ cần khoảng 10 trạm di động như vậy.
“Chúng tôi muốn có được nhiều dữ liệu, và dữ liệu chính xác, để có thể cung cấp cho cộng đồng”, website esciencenews.com dẫn lời William Griswold, Giáo sư khoa học máy tính của UC San Diego, trưởng nhóm dự án.

Trong cuộc thử nghiệm, các chuyên gia phân phát cảm biến cho khoảng 30 người mang trong ba lô trong vòng 4 tuần tại hạt San Diego.

Các cảm biến CitiSense có thể phát hiện ozone, nitrogen dioxide và carbon monoxide, những chất ô nhiễm phổ biến nhất thải ra từ xe cộ.

Và smartphone có thể hiển thị những chỉ số đó bằng cách sử dụng thang màu về chất lượng không khí theo qui định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, từ xanh lá (tốt) đến tím (nguy hiểm).
Nguồn thanhnien.

Phát hiện hành tinh có thể ở được

Các nhà thiên văn đã phát hiện một ngôi sao giống Mặt trời có một hành tinh có thể hỗ trợ sự sống, theo một nghiên cứu được công bố hôm 19.12.


Hành tinh của sao Tau Ceti

Nằm cách Trái đất 12 năm ánh sáng, sao Tau Ceti có năm hành tinh lớn từ gấp hai đến gấp 6,6 lần hành tinh của con người, theo tờ The Guardian.

Có một trong năm hành tinh nặng khoảng gấp năm lần Trái đất và thuộc “vùng có thể ở được”, tức vùng có khoảng cách nhất định với ngôi sao nơi nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh để nước, yếu tố quan trọng với sự sống, có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh.

Chu kỳ quay quanh sao Tau Ceti của hành tinh có thể ở được này là 168 ngày.  Theo các nhà nghiên cứu, nếu sự hiện hữu của nó được xác nhận, đây sẽ là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện trong vùng có thể ở được của một ngôi sao như Mặt trời.
“Khám phá này phù hợp với quan điểm mới đặt ra của chúng tôi là gần như mọi ngôi sao đều có hành tinh và thiên hà phải có nhiều hành tinh có thể ở được cùng kích cỡ với Trái đất như thế”, đồng tác giả nghiên cứu Steve Vogt của Trường đại học California ở thành phố Santa Cruz (Mỹ), phát biểu.

Các nhà thiên văn vốn không phát hiện được điều gì khi theo dõi các hành tinh xung quanh Tau Ceti trước đây.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học sử dụng những kỹ thuật phân tích mới để lọc lại dữ liệu từ hơn 6.000 lần quan sát sao Tau Ceti, và đã nhận ra năm tín hiệu yếu ớt từ các tiếng ồn biến dạng đặc trưng cho sự hiện hữu của các hành tinh có khối lượng nhỏ.

Kể từ thập niên 1990, các nhà thiên văn đã phát hiện hơn 800 hành tinh xoay quanh các ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời. Kính viễn vọng Kepler, được đưa vào không gian năm 2009, đã tìm kiếm dấu hiệu của các hành tinh giống Trái đất tại hơn 100.000 ngôi sao.

Cho đến nay, Kepler đã xác nhận được hơn 100 hành tinh thuộc dạng này và các hành tinh của những ngôi sao nằm gần Trái đất là hấp dẫn hơn cả với các nhà thiên văn.
Nguồn thanhnien.com.vn

Mỗi ngày phát sinh 47 tấn chất thải rắn y tế.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại.

Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, đến năm 2015, lượng chất thải rắn y tế thải ra môi trường là 600 tấn/ngày. Lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 125.000m3/ngày đêm.
Chất thải y tế

Trong khi tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế chiếm 95,6%, chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế.

Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và chôn lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%.

Các chuyên gia môi trường cho rằng nguyên nhân chính gây trở ngại cho công tác quản lý môi trường ở các cơ sở y tế là nhận thức của nhân viên y tế và cộng đồng về quản lý chất thải y tế còn hạn chế; kiến thức về quản lý chất thải còn yếu; định hướng công nghệ chưa rõ ràng; chưa có sự đầu tư đúng mức cũng như các cơ chế về tài chính chưa hợp lý để tạo điều kiện làm tốt công việc xử lý chất thải y tế và công tác kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, thời gian tới ngành y tế cần tập trung hoàn thiện tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế; ưu tiên tập trung nguồn lực xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực quan trắc, đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động sức khỏe; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý chất thải y tế, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, ban, ngành, các cơ sở y tế và người dân trong việc xử lý chất thải y tế./.
Nguồn TTXVN

Môi trường đất ngày càng suy thoái.

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã được lồng ghép trong các văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, song việc triển khai thực hiện trên thực tế còn hạn chế nên môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nhất là môi trường đất đang có xu hướng bị ô nhiễm và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.
Đất nông nghiệp

Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5-3 triệu tấn, trong đó có đến 50-70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.

Còn ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất cũng bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ có 60% khu công nghiệp có có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt đô thị đều không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, môi trường đất ở một số nơi đang bị ô nhiễm do chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. Cụ thể như tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định) vẫn còn tồn dư hàng trăm nghìn m3 đất và bùn bị nhiễm chất độc da cam với hàm lượng dioxin gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với nồng độ cho phép, tiếp tục tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường tại các khu vực lân cận. Ngoài ra còn có 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước đã được xác định, nhưng chưa giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh đó, đất canh tác nông nghiệp nhiều nơi đang bị suy thoái do sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa.

Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với lượng đất bị xói mòn hàng năm lên tới 33,8-150,5 tấn/ha. Đồng thời còn có khoảng 9,3 triệu ha đất, chiếm 28% diện tích tự nhiên có liên quan đến hoang mạc hóa, trong đó 2 triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha khác đang có nguy cơ thoái hóa cao. Đó là chưa kể dải hoang mạc cát ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận lên đến 419.000 ha. Cộng thêm hiện tượng mặn hóa, phèn hóa, xâm thực mặn ở các cửa sông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trở lên gay gắt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên./.

Nguồn TTXVN

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

"Tạm quên" máy tính, con người sáng tạo hơn.

Theo nghiên cứu của Đại học Utah và Đại học Kansas (Mỹ), khả năng sáng tạo của con người tăng lên đáng kể khi họ rời bỏ các thiết bị điện tử thường dùng.


Du lịch

Khảo sát được công bố trên tạp chí PLOSONE, đã tiến hành nghiên cứu 30 đàn ông và 26 phụ nữ, tuổi đời bình quân là 28. Những người này tham gia chuyến dã ngoại kéo dài từ 4-6 ngày tại những vùng hoang vắng và không mang theo các thiết bị công nghệ và truyền thông quen thuộc.
Trong số này có 24 người làm trắc nghiệm về khả năng sáng tạo lúc bắt đầu đi và 32 người làm trắc nghiệm sau 4 ngày dã ngoại.
Tính bình quân sau những ngày đi dã ngoại, điểm số trắc nghiệm họ đạt được là 6,08/10. Trong khi đó, những người chưa bắt đầu đi chỉ đạt điểm bình quân là 4,14 điểm.

Đồng tác giả nghiên cứu nói trên, giáo sư tâm lý học David Strayer, tại Đại học Utah khẳng định: “Khảo sát cho thấy sự tương tác với thiên nhiên đem lại những lợi ích thực sự, có thể định lượng được đối với việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Các tác giả của những thế kỷ trước đã lý giải tại sao việc tiếp xúc với thiên nhiên lại quan trọng và nhiều người thích đi nghỉ nhưng chúng ta chưa biết rõ lợi ích của nó dưới góc độ khoa học”.

Nhóm nghiên cứu cũng dẫn lại những khảo sát trước đây cho thấy trẻ nhỏ hiện nay chỉ dành từ 15-25 phút/ngày cho hoạt động ngoài trời, ít hơn rất nhiều so với 30 năm trước. Trong khi đó, thanh thiếu niên từ 8-18 tuổi hiện dành hơn 7,5 giờ/ngày cho các thiết bị truyền thông như TV, điện thoại di động, máy tính…

Các nhà khoa học cho rằng những thiết bị công nghệ và truyền thông hiện đại chi phối sự chú ý của con người trong khi sự tiếp cận với thiên nhiên giúp phục hồi sự chú ý đó, giúp con người dễ tập trung vào sự sáng tạo.
Nguồn nld.com.vn

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Ecuador nâng cảnh báo núi lửa hoạt động.

Chính phủ Ecuador ngày 16/12 đã nâng mức báo động từ “vàng” lên “da cam” tại các vùng lân cận núi lửa Tungurahua sau khi hoạt động phun trào của núi lửa tăng trong những ngày gần đây.


Núi lửa Tungurahua

Trong một thông cáo, Cơ quan quản lý rủi ro thiên tai quốc gia Ecuador (SNGR) cho biết khu vực được đặt trong tình trạng báo động thuộc các tỉnh Tungurahua và Chimborazo.

Quyết định được đưa ra sau khi từ ngày 12/12, núi lửa tăng phun khí và xuất hiện nhiều vụ nổ. Trong ngày 16/12, đã xảy ra 2 vụ nổ lớn tạo ra một cột khói bụi cao hơn 7 km có thể quan sát thấy từ xa. Tro bụi đã bao phủ một số khu vực dân cư.

Theo Viện địa vật lý Ecuador, trong 24 giờ qua cơ quan này đã thống kê được 103 vụ dư chấn nhỏ liên quan tới chuyển động của dung nham trong núi lửa.

 Nằm trên độ cao trên 5.000m và cách thủ đô Quito 135 km về phía Nam, núi lửa Tungurahua “thức giấc” năm 1999 và từ đó đến nay các hoạt động phun trào diễn ra xen kẽ với các khoảng thời gian núi lửa tạm “yên nghỉ.”

Tungurahua hoạt động mạnh nhất vào tháng 7/2006. Khi đó nó tạo ra cột khói bụi cao tới 15km, nhìn thấy rõ trong các bức ảnh chụp từ vệ tinh.

Lần phun trào đó đã khiến sáu người thiệt mạng do bị nham thạch cuốn trôi, và buộc hàng nghìn người phải sơ tán, đồng thời gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp.
Nguồn Vietnam+

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Khai thác khoáng sản-tác động tiêu cực đến môi trường

Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. 
Khai thác khoáng sản

Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.

Nhận định về những tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: Đáng lo ngại nhất là các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp này hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ cơ sở ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Đa số các mỏ đang hoạt động hiện nay sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép, hoạt động không tuân thủ dự án, thiết kế và báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết được duyệt.

Đơn cử như việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...

Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Một trong những loại vật liệu xây dựng được khai thác từ các lòng sông là cát. Hoạt động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở nước ta. Tại miền Nam có tới 120 khu vực được UBND các tỉnh cấp phép khai thác cát xây dựng, khối lượng cát đã khai thác từ những con sông lớn như Đồng Nai - Nhà Bè, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền và sông Hậu... kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100 triệu m3. Hậu quả môi trường mà các tỉnh này đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất.
Nguồn monre

Khắc phục ô nhiễm nước bằng hạt nano.

Các hạt nano bằng sắt được bọc trong một lớp phủ nhựa chống gỉ sẽ có thể làm sạch các hóa chất gây ô nhiễm dưới mặt đất.
Khắc phục ô nhiễm nước

Theo TS Denis O’Carrol, ô nhiễm đất là một vấn đề của lịch sử. Từ những năm 1970, con người đã sai lầm khi nghĩ rằng chôn chất độc xuống đất, nó sẽ tự biến mất, lớp dưới bề mặt đất sẽ hoạt động chức năng lọc tự nhiên. Thực tế là chất thải này có khả năng làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tài nguyên nước mặt và còn tồn tại hàng thập kỷ.

O’Carroll thuộc phòng thí nghiệm nước Đại học New South Wales, đã sử dụng công nghệ nano để xử lý các chất ô nhiễm. Ông đã tiến hành thử nghiệm công nghệ làm sạch tầng nước mặt mới, sử dụng các hạt kim loại kích thước nano, nhỏ hơn sợi tóc người từ 500 tới 5000 lần.

Hạt sắt được bơm thẳng vào đất bị ô nhiễm, nơi chúng sẽ chảy tới các chất ô nhiễm và bắt đầu phản ứng oxy hóa khử. Trong phản ứng này điện tử được di chuyển giữa hạt nano và chất ô nhiễm. Phản ứng sẽ thay đổi trạng thái ôxy hóa của chất gây ô nhiễm và làm giảm bớt tính độc tổng thể, nâng dần tới mức độ an toàn hơn.

Kích thước nhỏ của các hạt nano cho phép chúng có thể di chuyển qua các kênh hiển vi trong đất và đá để tiến tới và phá hủy các chất gây ô nhiễm, điều mà các hạt lớn hơn không thể làm được.

Ngoài ra, các hạt sắt kích thước nano đặc biệt an toàn với môi trường vì chúng không linh hoạt và phân hủy một cách nhanh chóng. Thực tế, điều này cũng có phần bất lợi vì nó hạn chế khả năng tìm kiếm và phá hủy độc tố của các hạt nano.

Để tối ưu hóa các hạt nano, O’Carroll đang thử nghiệm nhiều dạng sắt khác nhau, và bao bọc các hạt trong lớp nhựa chống gỉ, giúp làm chậm quá trình phân hủy và tăng tính linh động của sắt, mà không ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Công nghệ mới đã được thử nghiệm tại hai vùng bị ô nhiễm ở Ontario và quan sát thấy kết quả giảm đáng kể các chất gây ô nhiễm tại cả hai vùng. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí The Nature of Things.
Nguồn Vista

Trẻ có IQ thấp do ô nhiễm không khí.

Các nhà nghiên cứu Mỹ lần đầu tiên đã tìm thấy sự liên quan giữa tình trạng ô nhiễm không khí trước khi sinh với chỉ số IQ thấp ở trẻ nhỏ.
Ô nhiễm không khí

Kết quả trên có được sau khi nghiên cứu 249 trẻ em sống tại thành phố New York là con của những phụ nữ phải mang máy trợ thở trong suốt những tháng cuối thai kỳ. Những phụ nữ này sống ở những vùng có thu nhập thấp nhất ở bắc Manhattan và Nam Bronx. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí do lượng lớn khí thải từ ô tô, xe buýt, xe tải xả ra.

Ở tuổi lên 5, tuổi trước khi đi học, trẻ sẽ được kiểm tra chỉ số IQ. Những đứa trẻ sống trong môi trường ô nhiễm từ lúc còn trong bụng mẹ có chỉ số IQ thấp hơn so với những trẻ khác 4-5 điểm.

“Đó là một sự khác biệt lớn và nó có thể ảnh hưởng tới thành tích học tập ở trường của trẻ”, Frederica Perera, trưởng nhóm nghiên cứu và là Giám đốc của TT Columbia về Sức khỏe môi trường đối với trẻ em, cho biết.
Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này, bà Perera đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự ô nhiễm không khí từ trong bụng mẹ với những biến đổi gen ở thai nhi có thể làm tăng nguy cơ ung thư, vòng đầu của trẻ khi sinh ra nhỏ hơn và cũng nhẹ cân hơn lúc chào đời. Nhóm nghiên cứu của bà Perera cũng tìm thấy sự liên quan giữa sự phát triển chậm của trẻ 3 tuổi với bệnh hen suyễn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu các chất gây ô nhiễm mà có thể thâm nhập vào thai nhi qua nhau thai và nhận thấy đó là chất hydrocacbon thơm nhiều vòng. Đây là hợp chất có rất nhiều trong khí thải của các loại xe cộ và từ các ống khói nhà máy. Khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân nhưng các bà mẹ tham gia nghiên cứu hoàn toàn không hút thuốc lá.

Trong số 140 trẻ tham gia nghiên cứu, 56% thuộc nhóm nguy cơ cao (mẹ sống ở gần những đường phố đông đúc, bến xe buýt và các loại nguồn gây ô nhiễm không khí thành phố khác).

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng tới IQ như hút thuốc thụ động, sống trong môi trường ô nhiễm trước khi sinh và nhận thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của giai đoạn thai nghén. Và đây chính là tiền đề để bà Perera nghiên cứu sâu hơn về chỉ số IQ và ô nhiễm khi mang thai.

TS. Robert Geller, chuyên gia nhi và chất độc trường ĐH Emory, nhấn mạnh: “Nghiên cứu này hoàn toàn không khẳng định rằng ô nhiễm không khí trong suốt thời thơ ấu sẽ quyết định chỉ số IQ của trẻ bởi vì vẫn có những trẻ đạt thành tích cao trong học tập dù mẹ của em đã từng sống trong môi trường ô nhiễm lúc có thai”.

Theo chuyên gia sức khỏe môi trường trường Sức khỏe cộng đồng John Hopkin Patrick Breysse thì cần phải có thêm những nghiên cứu khác để khẳng định kết quả trên.

Nguồn TTXVN

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống thiên tai.

Với hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lũ, công tác tuyên truyền là yếu tố rất quan trọng để góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây ra tại Việt Nam.
Lũ lụt

​Cũng theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tại Hội thảo “Tăng cường phối hợp tuyên truyền bản tin dự báo bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng,” điều này đòi hỏi nhiều hơn những sản phẩm của các cơ quan truyền thông báo chí.

Trong hội thảo diễn ra ngày 12/12 tại Hà Nội, này, ông Bùi Văn Đức, Tổng Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhận định những năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình khí tượng thủy văn ở Việt Nam ngày càng biến động phức tạp hơn. Thiên tai nghiêm trọng với những biểu hiện bất thường xảy ra ngày càng nhiều hơn, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân cũng như làm suy thoái môi trường.

Tại miền Trung, lũ lụt xảy ra với tính khốc liệt ngày càng tăng. Miền núi và đồng bằng Bắc Bộ cũng phải hứng chịu những đợt mưa, lụt có tính lịch sử. Hạn hán hầu như xảy ra thường xuyên và trên quy mô ngày càng rộng lớn. Ở miền Nam, ngoài chu kỳ ngập lụt hàng năm của sông Cửu Long, hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn cũng đang gia tăng.

Bên cạnh đó, mặc dù công tác dự báo khí tượng thủy văn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội. Vấn đề dự báo mưa, bão, lũ quét nói riêng và dự báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm nói chung vẫn là bài toán rất khó, luôn thách thức các nhà khí tượng thủy văn.

"Để góp phần giảm nhẹ thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây ra, thì công tác cảnh báo kịp thời, dự báo tin cậy và thông tin chính xác về các hiện tượng khí tượng thủy văn có giá trị rất quan trọng trong công tác phòng, tránh khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất cho nhân dân. Mặt khác, cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng các 'sản phẩm' của báo chí, để nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm và những hiểm họa nhằm kịp thời ứng phó," ông Đức nói
Nguồn Vietnam+

Đà Nẵng: Cấm nuôi cá trên sông, dân hoang mang

Cả tháng nay, hàng trăm nông dân nuôi cá lồng trên sông Cẩm Lệ (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” vì lệnh cấm nuôi cá mà UBND thành phố ban hành.


Nuôi cá.

Đường cùng ra ngã 3 sông

Từ năm 1997 đến năm 2005, hàng chục hộ dân của phường Hòa Cường Nam phải nhường đất ở và đất sản xuất của mình để cho UBNDTP. Đà Nẵng thực hiện các dự án phát triển thành phố. Theo đó, hàng chục ngư dân đi biển với tàu công suất 30CV cũng bị thành phố cấm ra khơi. Những hộ dân này không còn đất sản xuất và không có phương tiện để sinh sống làm ăn.

Hầu hết người dân không thể chuyển đổi được ngành nghề gì sau khi giải tỏa, tái định cư vì đã luống tuổi và trình độ văn hóa thấp. Vì vậy năm 2006 phòng Kinh tế quận Hải Châu và Trung tâm Khuyến ngư - Nông lâm TP. Đà Nẵng nghiên cứu và đưa vào triển khai Dự án nuôi cá diêu hồng tại ngã 3 sông Cẩm Lệ- Cổ Cò nhằm giải quyết việc làm cho những hộ dân này, ông Huỳnh Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND quận Hải Châu cho biết.

Ông Đặng Văn Châu (64 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam) cho biết: Năm 2006 cơn bão lớn đã tàn phá Đà Nẵng, tôi cùng 80 hộ ngư dân khác bị bão đánh chìm tàu thuyền, không còn phương tiện sản xuất. May nhờ mô hình nuôi cá trên sông Cẩm Lệ đã cứu sống 8 miệng ăn của gia đình tôi và giúp gia đình thoát nghèo. Tôi nuôi cá lồng có lãi từ 90-150 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, mô hình này đã giải quyết được việc làm cho 12 lao động là anh em gia đình tôi, với thu nhập ổn định từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng.

“Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, khó có thể doanh nghiệp hay mô hình nào giải quyết được việc làm và đem lại cho người dân chúng tôi thu nhập khá như thế” - nông dân Đặng Nữ (phường Hòa Cường Nam) nói. Theo ông Ngô Văn Hưng - Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Nam, hiện nay trên sông Cẩm Lệ có 37 hộ nuôi cá diêu hồng, sử dụng thường xuyên 300 lao động địa phương.

Chủ những bè nuôi vì không còn đất sản xuất và cũng không thể chuyển đổi được ngành nghề gì phù hợp, hết cách nên họ ra đây nuôi cá lồng để nuôi sống gia đình. “Đây là hướng đi đúng, những nông dân mất đất mà không còn phương tiện sản xuất của địa phường này rất phấn khởi” - ông Huỳnh Dũng cũng khẳng định.

“Chúng tôi làm gì để sống?”

Lợi ích từ nuôi cá lồng bè trên sông Cẩm Lệ ai ai cũng đã thấy trong gần 6 năm nay. Mỗi bè 200m2, 6 lồng nuôi, mỗi năm lãi ròng từ 90-150 triệu đồng. Cũng vì vậy mà từ 1 bè năm 2006 nuôi thử nghiệm, đến nay đã có 37 lồng bè...

Vậy mà ngày 7.11.2012 UBND TP. Đà Nẵng ra Công văn số 9339/UBND-KTN thông báo không đồng ý cho những hộ này nuôi cá và gia hạn đến 31.10.2013 phải đóng cửa các lồng bè này. Lý do mà thành phố nêu ra là sợ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (Nhà máy Nước Cầu Đỏ đang khai thác nước mặt sông Cẩm Lệ).

Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Hưng, thực tế đã rất nhiều lần Sở TNMT, Sở NNPTNT Đà Nẵng kiểm nghiệm mẫu nước sông Cẩm Lệ, mẫu thức ăn nuôi cá và kết luận hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì đến nguồn nước sản xuất phục vụ sinh hoạt.

Ông Nguyễn Đình Hiệp - chủ 1 bè nuôi cá điêu hồng và nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Cường Nam cho rằng: Không có hoạt động kinh tế nào của nông dân cho hiệu quả kinh tế bằng nuôi cá lồng. Lãi ròng 100 triệu/bè/năm là chuyện thường. Bè nuôi đặt ở khu vực ngã ba sông, nước chảy không hề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ. Đáng tiếc hoạt động này đang đứng trước nguy cơ bị dẹp bỏ.

Theo ông Hiệp, trong cuộc tiếp xúc cử tri tháng 11.2012, các hộ nuôi cá trên sông đã nêu ý kiến với ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng. Ông Thanh đã nói sẽ cho các hộ dân tiếp tục nuôi cá lồng trên sông, với điều kiện là không làm ảnh hưởng môi trường và không gia tăng số lồng bè.

Nhưng nay có Công văn 9339 của thành phố, các hộ dân không biết nghề sinh sống của mình có được tồn tại. Một số hộ nuôi bày tỏ: Nếu thành phố cấm thì chúng tôi chấp hành, nhưng chúng tôi sẽ “chết”, bởi vì mỗi bè phải đầu tư gần nửa tỷ đồng để làm lồng, mua con giống thức ăn… mà phần lớn phải đi vay trả lãi. Cấm thì các hộ không biết chúng tôi biết làm gì để sống...

Ông Lê Công Hồ- Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng cho biết: Chúng tôi đã vài lần cử cán bộ phối hợp cùng Sở TNMT xuống kiểm tra thức ăn và mẫu nước tại các lồng bè nuôi cá điêu hồng trên sông Cẩm Lệ. Kết quả là thức ăn và mẫu nước vẫn đạt chuẩn an toàn. Tuy nhiên UBND thành phố quyết định cấm nuôi vì lý do quy hoạch của thành phố trong tương lai. Thành phố đã ra quyết định, đơn vị chúng tôi phải chấp hành và không có ý kiến gì nữa. Từ nay đến tháng 10.2013, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác đề xuất thành phố hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho những hộ này.

"Chúng tôi đã nhường đất sản xuất cho thành phố xây dựng, chỉnh trang đô thị, giờ nuôi cá trên sông cũng cấm thì chúng tôi sống sao đây?”.- Nông dân Đặng Nữ tâm sự.
Nguồn tinmoitruong

Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường

Với Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có 8 nhóm nhiệm vụ sẽ được ưu tiên thực hiện.

Thứ nhất là nhóm nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nhóm nhiệm vụ thứ hai là nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nhóm nhiệm vụ thứ ba là tăng cường trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thứ tư là phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường.
Thứ năm là phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái.
Thứ sáu là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thứ bảy là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.
Thứ tám là nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các phương pháp đánh giá nhằm kiểm soát, quản lý hiệu quả công nghệ và sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Rơm rạ

Một trong những mục tiêu cụ thể là phát triển và ứng dụng từ 5-10 loại chế phẩm sinh học để xử lý chất thải và được đăng ký lưu hành theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đến năm 2020, bảo đảm kiểm soát và đánh giá được chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của công nghệ sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Đào tạo được 300-400 kỹ thuật viên trong nước và tham gia đào tạo được 20-30 thạc sỹ và 10-15 tiến sỹ công nghệ sinh học môi trường trong khuôn khổ các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Đề án.

Các nhiệm vụ thực hiện Đề án bao gồm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, ưu tiên đối với xử lý chất thải y tế; chất thải công nghiệp; chất thải nguy hại; chất thải đặc thù trong hoạt động an ninh, quốc phòng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến quy trình công nghệ theo hướng thân thiện môi trường và sản xuất sạch hơn.Trong đó, có ưu tiên phát triển và ứng dụng các tổ hợp các chất có hoạt tính sinh học cao và vi sinh vật để tạo ra các sản  phẩm thân thiện môi trường hoặc thay thế các hóa chất nguy hại trong quá trình sản xuất của một số ngành kinh tế quan trọng.
Nguồn thiennhien.net

Ứng dụng công nghệ cao vào khai thác-chế biến tài nguyên.

Ngày 10/12, tại Hà Nội  diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện về nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến kim loại màu giữa Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Bắc .
Lễ ký kết

Tham dự buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc hoan nghênh Viện Khoa học Vật liệu và Công ty cổ phần khoáng sản Tây Bắc (Sơn La) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngay sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, mang lại giá trị gia tăng và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý, trong quá trình hợp tác, hai đơn vị cần nghiêm túc và trách nhiệm, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường làm trọng tâm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung có nhiều loại khoáng sản nhưng hoạt động khai thác vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, vì vậy cần áp dụng khoa học công nghệ để khai thác, chế biến có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế – xã hội.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các tỉnh Tây Bắc làm tốt công tác quy hoạch vùng nhiên liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, không được để xảy ra tình trạng doanh nghiệp sau khi đầu tư lớn cho chế biến nhưng hoạt động không hiệu quả do không có nguyên liệu sản xuất. Do vậy, cần xóa bỏ tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong khai thác và chế biến khoáng sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức quy mô lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao…

Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ, dựa trên chủ trương và định hướng lớn của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI), nghiên cứu và đề xuất chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ ở khu vực Tây Bắc.

Theo nội dung thỏa thuận hợp tác, Viện Khoa học Vật liệu và Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Bắc sẽ đầu tư nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến sâu kim loại màu từ nguồn quặng khai thác tại các điểm mỏ trong và ngoài tỉnh Sơn La; nghiên cứu, thiết kế, cải tạo công nghệ chế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất chế biến, giảm giá thành sản phẩm.
Nguồn Chinhphu.vn

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Công bố Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia


Chiều 12/12, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Lễ Công bố Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, Viện trưởng Viện CLCS TN&MT Nguyễn Văn Tài, đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation Ludwig Graf von Westarp chủ trì buổi lễ.

Bộ TN & MT

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho biết, Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ TN&MT chủ trì xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (5/9/2012). Mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2020 phải kiểm soát, hạn chế về cơ bản và đến năm 2030 ngăn chặn và đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường sống và nâng cao năng lực chủ động ứng phó với BĐKH.

Theo đó, Chiến lược đã được xây dựng dựa trên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2001 – 2010, bổ sung thêm những định hướng nhiệm vụ, giải pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh, ứng phó với BĐKH.

Viện trưởng Nguyễn Văn Tài cho biết, Chiến lược đã đưa ra 4 định hướng lớn cho công tác BVMT gồm: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn ô nhiễm; cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng năng lực ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Chiến lược sẽ là văn bản định hướng tổng thể và toàn diện về BVMT để các ngành, các cấp xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm về BVMT, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Các định hướng đều tập trung vào các mục tiêu cụ thể: Không để phát sinh cơ sở mới, giảm các nguồn hiện đang gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện chất lượng môi trường không khí trong các khu đô thị, khu dân cư; sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững; nâng tỷ lệ che phủ của rừng và nâng cao chất lượng rừng; kiềm chế tốc độ, suy giảm số loài và số cá thể các loài hoang dã, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm. Đồng thời, nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về biến đổi khí hậu, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu trong nhân dân...

Đa số các đại biểu nhất trí cho rằng, để thực hiện Chiến lược hiệu quả cần tập trung vào các giải pháp tổng thể như: Tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong BVMT; hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT.
Nguồn monre

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam.

Ngày 11/12, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo “Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” do Viện Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường và Quỹ Hanns Seidel Foundation tổ chức.

Ông Nguyễn Thành Lam, Cục Quản lý Chất thải & Cải thiện Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, cho biết hiện nay đã có một số tỉnh, thành phố được đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt để chế biến phân compost. Một số tỉnh khách cũng đã bắt đầu triển khai các dự án xây dựng các nhà máy chế biến phân từ rác thải rắn sinh hoạt.

“Các nhà máy này đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc tái chế và giảm thiểu chất thải rắn phải đem chôn lấp tại các tỉnh: giảm diện tích chôn lấp, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường” ông Lam chia sẻ.

Tái chế rác.

Hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải mới được triển khai tại Việt Nam nhưng chúng ta đã có nhiều cố gắng nhằm tạo ra được những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã xác định quản lý chất thải là mộ trong những vấn đề trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường, trong đó các giải pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) như phân loại tại nguồn, tái chế chất thải đóng vai trò then chốt.

Mặc dù vậy, hiện nay chưa thống kê được lượng chất thải rắn tái chế tại Việt Nam; hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công.

Trong khi đó các quy định về thông tin, giáo dục, nâng cao nhận thức về tái chế chất thải rắn chủ yếu vẫn nằm trong các nội dung về bảo vệ môi trường nói chung mà chưa có những chính sách chuyên biệt riêng hỗ trợ cho hoạt động tái chế.

Chính vì vậy chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 nhấn mạnh chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường.

Ông Ludwig Grafvon Westarp, đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation có trụ ở tại Đức, cho biết Quỹ hợp tác lâu dài với Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường, là một trong những cơ chế cột trụ quan trọng tại Việt Nam góp phần vào việc xử lý chất thải, mang đến cơ chế tiết kiệm chi phí tránh được nguy cơ về môi trường.

Theo ông Lam, Bộ Tài nguyên & Môi trường đang xây dựng và triển khai thực hiện chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; chương trình thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.
Nguồn tinmoitruong

Trái đất thứ 2.

7 hành tinh này nằm trong dải Ngân Hà bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta và có những điều kiện phù hợp với sự sống tương tự Trái Đất.

Phát hiện này được công bố đúng vào dịp kỷ niệm 1 năm triển khai dự án đầy tham vọng mang tên Habitable Exoplanets Catalog (HEC) - lập danh sách tất cả các hành tinh có thể ở được ngoài Trái Đất.

Trưởng dự án, Abel Mendez - Hiệu trưởng Đại học Puerto Rico tại Phòng thí nghiệm Arecibo's Planetary Habitability - cho biết, ban đầu, nhóm ông chỉ hi vọng sẽ tìm ra được thêm 1-2 hành tinh có thể làm nơi cư trú cho con người trong tương lai. Việc tìm ra 5 hành tinh nữa quả thực vượt quá mong đợi của tất cả thành viên.
Hành tinh ngoài hệ mặt trời

"Đã có rất nhiều bài báo đưa tin về sự phát hiện ra những hành tinh có thể trở thành nơi sinh sống trong vũ trụ. Quá nhiều thông tin lại gây rối trí cho công chúng. Vì vậy, lập một cuốn danh bạ mà nhờ nó, mọi người có thể tra cứu những hành tinh thực sự có thể ở được là điều vô cùng cần thiết", giáo sư Mendez chia sẻ với Space.com.

Ông cho biết thêm, với việc các nhà khoa học cải tiến kỹ thuật tìm kiếm Trái Đất mới ngoài hệ mặt trời, tiến độ của dự án đã được đẩy nhanh đáng kể. Các thiết bị như dò tìm hành tinh thông qua vận tốc xuyên tâm có độ chính xác cao (Harps) và kính viễn vọng Kepler Space Telescope là hai trong số những trợ thủ đắc lực đã giúp các nhà khoa học tìm được Trái Đất mới hàng tháng.
Hoàng hôn

Dự án HEC được giáo sư Abel Mendez và nhóm của mình bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm ngoái. Mục đích là kiểm tra mức độ phù hợp của hành tinh ngoài hệ mặt trời cho cuộc sống con người và tìm ra cách sắp xếp, phân loại chúng sao cho có thể giới thiệu tới đông đảo công chúng.

Trên thực tế, đã tìm ra được gần 80 hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất nhưng chỉ một số ít có khoảng cách phù hợp để trữ được nước trên bề mặt.

Tính tới thời điểm này, dự án HEC đã cho phép liệt kê 7 hành tinh có thể trở thành Trái đất thứ hai trong tương lai, bao gồm Gliese 581g, cộng thêm 27 hành tinh khác phát hiện nhờ đài thiên văn vũ trụ của NASA đang chờ xác nhận cuối cùng.

Thông tin ban đầu cho thấy, 7 hành tinh này được gọi là những Siêu Trái Đất. Chúng có kích cỡ lớn hơn Trái Đất khá nhiều. Tuy nhiên, nhóm các nhà khoa học đang theo đuổi dự án HEC nhấn mạnh, cần tiến hành thêm nhiều quan sát thiên văn học nữa để khẳng định môi trường trên các hành tinh này thực sự phù hợp với con người. Hiện tại, một bản sảo đích thực của Trái Đất vẫn chưa được tìm ra.
Nguồn tinmoitruong