Quadrantids, một trong ba trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ đạt cực điểm rạng sáng thứ 6 tới với khoảng 40 vệt sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng Quadrantids thường diễn ra từ 28/12/2012 đến 12/1/2013. Nó sẽ đạt cực điểm vào sáng 4/1 với tần suất khoảng 40 đến 60 vệt/giờ, thậm chí còn lên tới 100 vệt/ giờ trong điều kiện quan sát tốt.
Dương Hồng Dương, thành viên Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) cho biết, thời điểm tốt nhất để quan sát Quadrantids ở Việt Nam là khoảng sau nửa đêm tới rạng sáng ngày thứ sáu tới. "Người quan sát nên nhìn vùng trời hướng bắc- đông bắc, hướng mắt về phía chòm sao Bootes nơi diễn ra tâm điểm của trận mưa sao băng", Hồng Dương nói.
Hiện tượng trăng hạ huyền (bán nguyệt cuối tháng) sau ngày rằm gây ảnh hưởng lớn tới khả năng quan sát các vệt sao.
Theo Cơ quan Vũ trũ và Hàng không Mỹ (NASA), mưa sao băng Quadrantids bắt nguồn từ tiểu hành tinh mang tên 2003 EH1, được quan sát lần đầu năm 1825. Dựa theo một số nghiên cứu, vật thể đó có thể là một trong các mảnh còn sót lại của sao chổi khi nó vỡ tan hàng thế kỷ trước, mưa sao băng Quadrantids là do luồng vật chất đá bụi vỡ vụn còn sót lại từ sự tan vỡ ra từng mảnh của sao chổi nói trên đi vào bầu khí quyển trái đất.
Mưa sao băng Quadrantids thường diễn ra từ 28/12/2012 đến 12/1/2013. Nó sẽ đạt cực điểm vào sáng 4/1 với tần suất khoảng 40 đến 60 vệt/giờ, thậm chí còn lên tới 100 vệt/ giờ trong điều kiện quan sát tốt.
Dương Hồng Dương, thành viên Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) cho biết, thời điểm tốt nhất để quan sát Quadrantids ở Việt Nam là khoảng sau nửa đêm tới rạng sáng ngày thứ sáu tới. "Người quan sát nên nhìn vùng trời hướng bắc- đông bắc, hướng mắt về phía chòm sao Bootes nơi diễn ra tâm điểm của trận mưa sao băng", Hồng Dương nói.
Hiện tượng trăng hạ huyền (bán nguyệt cuối tháng) sau ngày rằm gây ảnh hưởng lớn tới khả năng quan sát các vệt sao.
Theo Cơ quan Vũ trũ và Hàng không Mỹ (NASA), mưa sao băng Quadrantids bắt nguồn từ tiểu hành tinh mang tên 2003 EH1, được quan sát lần đầu năm 1825. Dựa theo một số nghiên cứu, vật thể đó có thể là một trong các mảnh còn sót lại của sao chổi khi nó vỡ tan hàng thế kỷ trước, mưa sao băng Quadrantids là do luồng vật chất đá bụi vỡ vụn còn sót lại từ sự tan vỡ ra từng mảnh của sao chổi nói trên đi vào bầu khí quyển trái đất.
Nguồn vnexpress