HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Phát triển công nghệ thông tin xanh.

Phát triển công nghệ thông tin xanh và thực hiện tăng trưởng xanh là mô hình đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. 
Công nghệ xanh

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mục tiêu của công nghệ thông tin xanh là làm cho ngành công nghệ thông tin trở nên xanh, lành mạnh để phục vụ cuộc sống; đồng thời sử dụng công nghệ thông tin để làm cho các ngành kinh tế – xã hội trở nên xanh, ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nước, đất; ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trên thế giới, nhiều nước ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các mô hình nhà máy thông minh, mạng lưới điện thông minh… công nghệ thông tin xanh có thể tối đa hóa sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, thúc đẩy chuyển sang xã hội carbon thấp. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập kế hoạch hành động công nghệ thông tin (công nghệ thông tin) xanh. Theo đó, các doanh nghiệp và người dân được hướng dẫn cụ thể về phát triển công nghệ thông tin xanh. Vương quốc Anh thực hiện “Chiến lược công nghệ thông tin xanh” của Chính phủ kết hợp với hướng dẫn công nghệ thông tin xanh quốc gia và các mục tiêu giảm thải do Chính phủ đặt ra; kết nối chính sách công nghệ thông tin xanh với các chính sách về chống biến đổi khí hậu.

Là quốc gia thành công trong phát triển công nghệ thông tin xanh với một Chiến lược Quốc gia công nghệ thông tin xanh được xây dựng từ năm 2008, Hàn Quốc đã thực hiện tốt việc “xanh hóa” công nghệ thông tin để làm ra các sản phẩm công nghệ thông tin chất lượng cao. Song song đó, Hàn Quốc triển khai cuộc sống xanh “nhờ công nghệ thông tin”, xây dựng sản xuất xanh, hệ thống giao thông và dịch vụ xanh thông minh, mạng lưới năng lượng thông minh…

Với những kinh nghiệm về phát triển công nghệ thông tin xanh tại đất nước mình, các chuyên gia Hàn Quốc khuyến nghị: Chính phủ nên khuyến khích công nghệ thông tin xanh sớm để không bỏ lỡ cơ hội. TS. Sang Hyun Park, Cơ quan Xã hội thông tin quốc gia Hàn Quốc cho rằng, khởi đầu Việt Nam cần có lộ trình tuyên truyền, phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của người dân, làm cho người dân hiểu mối liên hệ giữa tăng trưởng xanh và công nghệ thông tin, hiểu rằng công nghệ thông tin có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường, bên cạnh việc công nghệ thông tin có thể giúp phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người Việt Nam.

Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, Việt Nam cần đánh giá cấu trúc ngành và khả năng công nghệ thông tin và thực hiện xây dựng chiến lược vĩ mô ở cấp quốc gia. Chính phủ cũng nên nghiên cứu so sánh các chính sách, chiến lược công nghệ thông tin xanh của các nước tiên tiến và căn cứ vào thực tiễn để điều chỉnh chính sách thích hợp nhất đối với Việt Nam; thiết lập mục tiêu chi tiết cho mỗi khu vực sau khi thiết kế mô hình dịch vụ công nghệ thông tin xanh, có lộ trình chi tiết cho các chính sách trung – dài hạn.
Đặc biệt, cần phải làm cho các sinh viên hiểu rõ vấn đề vì họ chính là những người sắp sử dụng công nghệ thông tin nhiều nhất, phải có chiến lược tuyên truyền họ để chuẩn bị cho tương lai.

Vấn đề quan trọng nhất là nguồn kinh phí để thúc đẩy công nghệ thông tin xanh. Đây có thể là một trong những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, phát triển công nghệ thông tin xanh để tiết kiệm năng lượng, nên mặc dù phải đầu tư ban đầu, nhưng lợi ích là lâu dài. Chính phủ nên có chính sách xúc tiến đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi các công ty có ứng dụng những công nghệ tiết kiệm năng lượng và không gây hại tới môi trường.
Nguồn Monre

Tài nguyên khan hiếm-nỗi lo không của riêng ai.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm luôn là mối lo thường trực của nhân loại. 


Tài nguyên thiên nhiên

Trong bối cảnh dân số thế giới bùng nổ, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu thô tăng vọt, nỗ lực giữ ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của chính phủ các nước trước các mối đe dọa từ sự thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế (Anh), cuộc khủng hoảng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Trong mười năm gần đây, tốc độ tiêu thụ nguyên liệu thô tăng nhanh và có thể nằm ngoài tầm kiểm soát trong vài thập kỷ tới. Năm 2030, nhu cầu đối với các mặt hàng cơ bản như chất đốt, thép và đồng của thế giới dự báo sẽ tăng lần lượt 44%, 90% và 60%. Nhu cầu năng lượng của châu Á, nơi tập trung nhiều nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong những năm qua, có thể tăng khoảng 40% trong thập kỷ này.

Trong khi đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên cảnh báo, với tốc độ khai thác tài nguyên hiện nay, “phải cần thêm một Trái đất nữa mới đáp ứng nhu cầu đất cho nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi”. Nhân loại đang sử dụng vượt quá 50% giới hạn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phép. Dự báo, đến năm 2040, các nguyên liệu cơ bản như nhiên liệu hóa thạch, thép, thực phẩm và nước sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, lượng dầu thu được từ các mỏ thông thường đang giảm với tốc độ trung bình hơn 4% mỗi năm, trong đó, mức giảm lớn nhất xảy ra tại các khu mỏ của Anh, Na Uy, Nga… Từ năm 2035, thế giới buộc phải khai thác phần lớn lượng dầu thô tại các địa điểm mới, trong khi việc tìm kiếm thêm mỏ dầu ngày càng khó khăn.

Mặt khác, những nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết. Hiện tượng Trái đất ấm lên kéo theo những tác động xấu tới vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, là hậu quả nghiêm trọng mà thế giới phải đối mặt. Hơn nữa, bùng nổ dân số thế giới cũng là vấn đề nan giải. Hiện nay, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bra-xin… và các nước phát triển có nhu cầu nguyên liệu thô lớn nhất. Nhưng trong vòng hai đến ba thập kỷ nữa, “cơn khát tài nguyên” của các nước đang phát triển có dân số đông và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng bị thu hẹp.

Cùng với sự xuất hiện của các “cỗ máy” tiêu thụ nguyên liệu thô mới này, thị trường kinh doanh các nguồn tài nguyên trở nên sôi động hơn bao giờ hết và dự báo sẽ tiếp tục nở rộ trong thời gian tới. Tốc độ mua bán nguyên liệu thô của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã tăng gấp hai lần chỉ trong vòng hai thập kỷ qua. Mười năm gần đây, châu Á vượt qua châu Âu trở thành khu vực nhập khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. Trong bối cảnh đó, những chuỗi cung cầu nguyên liệu trở thành sợi dây gắn kết lợi ích giữa các nước.

Tuy nhiên, những biến động giá bất ngờ của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhiên liệu trở thành mối đe dọa thường trực đối với sự ổn định của các quốc gia, cũng như quan hệ hợp tác giữa các nước. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ từ năm 2005 đến nay, tốc độ biến động giá hàng hóa tăng gấp ba lần so với 25 năm trước đó. LHQ cảnh báo, hiện nay, giá nguyên liệu thô đang tăng đột biến, không theo các mô hình đã hình thành từ lâu. Hiện tượng này đang gây tổn thương các nước nghèo, do nguồn thu nhập tăng lên nhờ xuất khẩu nguyên liệu thô không đủ bù đắp khoản chi tăng lên do giá lương thực và nhiên liệu nhập khẩu tăng cao.

Hơn nữa, kinh tế không phải lĩnh vực duy nhất gánh chịu hậu quả. Nhiều nhà nghiên cứu lo ngại, thiếu nước uống, lương thực, giá nhu yếu phẩm tăng vọt sẽ kéo theo những hệ lụy như xã hội hỗn loạn và chính trị bất ổn. Trên thực tế, giá lương thực tăng cao là một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn đến các cuộc xung đột, bạo loạn ở Trung Ðông, Bắc Phi cách đây hai năm mà đến nay vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế khuyến cáo, biến động về lượng cung và giá cả nguyên liệu có thể gây ra tình trạng hỗn loạn dây chuyền, trừ khi chính phủ các nước và các doanh nghiệp hợp tác xây dựng một chính sách tài nguyên hợp lý. Vấn đề này không phải là câu hỏi mới được đặt ra nhưng đến nay, thế giới vẫn chưa tìm được lời giải.