Chính phủ Ecuador ngày 16/12 đã nâng mức báo động từ “vàng” lên “da cam” tại các vùng lân cận núi lửa Tungurahua sau khi hoạt động phun trào của núi lửa tăng trong những ngày gần đây.
Trong một thông cáo, Cơ quan quản lý rủi ro thiên tai quốc gia Ecuador (SNGR) cho biết khu vực được đặt trong tình trạng báo động thuộc các tỉnh Tungurahua và Chimborazo.
Quyết định được đưa ra sau khi từ ngày 12/12, núi lửa tăng phun khí và xuất hiện nhiều vụ nổ. Trong ngày 16/12, đã xảy ra 2 vụ nổ lớn tạo ra một cột khói bụi cao hơn 7 km có thể quan sát thấy từ xa. Tro bụi đã bao phủ một số khu vực dân cư.
Theo Viện địa vật lý Ecuador, trong 24 giờ qua cơ quan này đã thống kê được 103 vụ dư chấn nhỏ liên quan tới chuyển động của dung nham trong núi lửa.
Nằm trên độ cao trên 5.000m và cách thủ đô Quito 135 km về phía Nam, núi lửa Tungurahua “thức giấc” năm 1999 và từ đó đến nay các hoạt động phun trào diễn ra xen kẽ với các khoảng thời gian núi lửa tạm “yên nghỉ.”
Tungurahua hoạt động mạnh nhất vào tháng 7/2006. Khi đó nó tạo ra cột khói bụi cao tới 15km, nhìn thấy rõ trong các bức ảnh chụp từ vệ tinh.
Lần phun trào đó đã khiến sáu người thiệt mạng do bị nham thạch cuốn trôi, và buộc hàng nghìn người phải sơ tán, đồng thời gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp.
Trong một thông cáo, Cơ quan quản lý rủi ro thiên tai quốc gia Ecuador (SNGR) cho biết khu vực được đặt trong tình trạng báo động thuộc các tỉnh Tungurahua và Chimborazo.
Quyết định được đưa ra sau khi từ ngày 12/12, núi lửa tăng phun khí và xuất hiện nhiều vụ nổ. Trong ngày 16/12, đã xảy ra 2 vụ nổ lớn tạo ra một cột khói bụi cao hơn 7 km có thể quan sát thấy từ xa. Tro bụi đã bao phủ một số khu vực dân cư.
Theo Viện địa vật lý Ecuador, trong 24 giờ qua cơ quan này đã thống kê được 103 vụ dư chấn nhỏ liên quan tới chuyển động của dung nham trong núi lửa.
Nằm trên độ cao trên 5.000m và cách thủ đô Quito 135 km về phía Nam, núi lửa Tungurahua “thức giấc” năm 1999 và từ đó đến nay các hoạt động phun trào diễn ra xen kẽ với các khoảng thời gian núi lửa tạm “yên nghỉ.”
Tungurahua hoạt động mạnh nhất vào tháng 7/2006. Khi đó nó tạo ra cột khói bụi cao tới 15km, nhìn thấy rõ trong các bức ảnh chụp từ vệ tinh.
Lần phun trào đó đã khiến sáu người thiệt mạng do bị nham thạch cuốn trôi, và buộc hàng nghìn người phải sơ tán, đồng thời gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp.
Nguồn Vietnam+