Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Các rạn san hô sẽ chết vào năm 2100

Theo một đánh giá tổng quan mới về các mô hình khí hậu cơ bản của Viện Khoa học Carnegie ở Palo Alto, California, nếu các xu hướng phát thải CO2 tiếp diễn, gần như tất cả các rạn san hô sẽ biến mất vào năm 2100. 

San hô

Biện pháp duy nhất để duy trì môi trường hóa học hiện tại trong đó các rạn san hô cần để sinh sống, là phải giảm mạnh phát thải trên toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu nêu rõ, cần tích cực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển nhờ nỗ lực trồng cây trên diện rộng hoặc bằng loại máy móc nào đó.

Những áp lực kết hợp của tình trạng axit hóa và nước biển ấm lên, cùng với việc đánh bắt quá mức và ô nhiễm ven bờ biển đã tác động mạnh mẽ đến các rạn san hô. Phát thải các bon làm giảm 0,1 độ pH của đại dương, đã gây tác động xấu và cản trở khả năng sinh trưởng của động vật hai mảnh vỏ. Tài liệu cũ về các nạn tuyệt chủng ồ ạt nêu rõ, nước biển bị axit hóa thường đi kèm với tình trạng các rạn san hô bị chết trên diện rộng.

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Carnegie ở Palo Alto, California đã phân tích kết quả của các mô phỏng bằng máy tính được thực hiện bởi 13 nhóm trên toàn thế giới. Các mô hình bao gồm mức độ phản ứng giữa các đặc tính hóa học của nước biển với khí quyển có hàm lượng CO2 cao. Sử dụng các dự đoán bằng mô hình, các nhà khoa học có thể tính số đo hóa học chủ yếu ảnh hưởng đến san hô. Các san hô hình thành vỏ từ aragonit cacbonat hòa tan. Khi CO2 tiếp tục gây axit hóa mạnh mẽ đại dương, các phản ứng hóa học làm thay đổi lượng cacbonnat trong nước biển. Độ bão hòa được cho là dao động từ 3-3,5.

Dữ liệu cổ khí hậu cho thấy, độ bão hòa trong thời kỳ tiền công nghiệp, trước khi ô nhiễm CO2 tích tụ, cao hơn 3,5. Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu này với dữ liệu về vị trí có 6.000 rạn san hô, chiếm 2/3 tổng số rạn san hô trên thế giới. Điều này giúp các nhà khoa học phân tích hóa học về các nơi cư trú rạn san hô trong tương lai.

Lượng CO2 sẽ được thải ra trong những thập kỷ tới, có thể tác động lớn đến các rạn san hô. Trên con đường ít phát thải, tỷ lệ ô nhiễm cacbon giảm và cacbon tích cực được loại khỏi không khí, khoảng từ 77%-87% rạn san hô được phân tích vẫn nằm trong vùng an toàn nhờ độ bão hòa của aragonit trên mức 3.

Hiện nay, độ bão hòa của aragonit giảm xuống dưới 3, đang tác động xấu đến các rạn san hô.
Nguồn NASATI 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét