HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Đọc ô nhiễm bằng smartphone .

Các nhà khoa học Mỹ cho hay đã triển khai một đội ngũ cảm biến ô nhiễm di động, cung cấp thông tin thực tế về tình hình chất lượng không khí đến smartphone của cư dân trong vùng.


Smartphone

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California ở San Diego (Mỹ) cho hay những cảm biến CitiSense đặc biệt hữu ích cho những người mắc tình trạng kinh niên như suyễn, cần phải tránh nơi ô nhiễm.

Chỉ cần 100 cảm biến là đủ để thu thập thông tin thời tiết tại một khu vực rộng. Ví dụ, hạt San Diego có khoảng 3,1 triệu dân, diện tích trên 10.000 km2, và chỉ cần khoảng 10 trạm di động như vậy.
“Chúng tôi muốn có được nhiều dữ liệu, và dữ liệu chính xác, để có thể cung cấp cho cộng đồng”, website esciencenews.com dẫn lời William Griswold, Giáo sư khoa học máy tính của UC San Diego, trưởng nhóm dự án.

Trong cuộc thử nghiệm, các chuyên gia phân phát cảm biến cho khoảng 30 người mang trong ba lô trong vòng 4 tuần tại hạt San Diego.

Các cảm biến CitiSense có thể phát hiện ozone, nitrogen dioxide và carbon monoxide, những chất ô nhiễm phổ biến nhất thải ra từ xe cộ.

Và smartphone có thể hiển thị những chỉ số đó bằng cách sử dụng thang màu về chất lượng không khí theo qui định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, từ xanh lá (tốt) đến tím (nguy hiểm).
Nguồn thanhnien.

Phát hiện hành tinh có thể ở được

Các nhà thiên văn đã phát hiện một ngôi sao giống Mặt trời có một hành tinh có thể hỗ trợ sự sống, theo một nghiên cứu được công bố hôm 19.12.


Hành tinh của sao Tau Ceti

Nằm cách Trái đất 12 năm ánh sáng, sao Tau Ceti có năm hành tinh lớn từ gấp hai đến gấp 6,6 lần hành tinh của con người, theo tờ The Guardian.

Có một trong năm hành tinh nặng khoảng gấp năm lần Trái đất và thuộc “vùng có thể ở được”, tức vùng có khoảng cách nhất định với ngôi sao nơi nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh để nước, yếu tố quan trọng với sự sống, có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh.

Chu kỳ quay quanh sao Tau Ceti của hành tinh có thể ở được này là 168 ngày.  Theo các nhà nghiên cứu, nếu sự hiện hữu của nó được xác nhận, đây sẽ là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện trong vùng có thể ở được của một ngôi sao như Mặt trời.
“Khám phá này phù hợp với quan điểm mới đặt ra của chúng tôi là gần như mọi ngôi sao đều có hành tinh và thiên hà phải có nhiều hành tinh có thể ở được cùng kích cỡ với Trái đất như thế”, đồng tác giả nghiên cứu Steve Vogt của Trường đại học California ở thành phố Santa Cruz (Mỹ), phát biểu.

Các nhà thiên văn vốn không phát hiện được điều gì khi theo dõi các hành tinh xung quanh Tau Ceti trước đây.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học sử dụng những kỹ thuật phân tích mới để lọc lại dữ liệu từ hơn 6.000 lần quan sát sao Tau Ceti, và đã nhận ra năm tín hiệu yếu ớt từ các tiếng ồn biến dạng đặc trưng cho sự hiện hữu của các hành tinh có khối lượng nhỏ.

Kể từ thập niên 1990, các nhà thiên văn đã phát hiện hơn 800 hành tinh xoay quanh các ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời. Kính viễn vọng Kepler, được đưa vào không gian năm 2009, đã tìm kiếm dấu hiệu của các hành tinh giống Trái đất tại hơn 100.000 ngôi sao.

Cho đến nay, Kepler đã xác nhận được hơn 100 hành tinh thuộc dạng này và các hành tinh của những ngôi sao nằm gần Trái đất là hấp dẫn hơn cả với các nhà thiên văn.
Nguồn thanhnien.com.vn

Mỗi ngày phát sinh 47 tấn chất thải rắn y tế.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại.

Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, đến năm 2015, lượng chất thải rắn y tế thải ra môi trường là 600 tấn/ngày. Lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 125.000m3/ngày đêm.
Chất thải y tế

Trong khi tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế chiếm 95,6%, chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế.

Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và chôn lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%.

Các chuyên gia môi trường cho rằng nguyên nhân chính gây trở ngại cho công tác quản lý môi trường ở các cơ sở y tế là nhận thức của nhân viên y tế và cộng đồng về quản lý chất thải y tế còn hạn chế; kiến thức về quản lý chất thải còn yếu; định hướng công nghệ chưa rõ ràng; chưa có sự đầu tư đúng mức cũng như các cơ chế về tài chính chưa hợp lý để tạo điều kiện làm tốt công việc xử lý chất thải y tế và công tác kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng.

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, thời gian tới ngành y tế cần tập trung hoàn thiện tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế; ưu tiên tập trung nguồn lực xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực quan trắc, đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động sức khỏe; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý chất thải y tế, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, ban, ngành, các cơ sở y tế và người dân trong việc xử lý chất thải y tế./.
Nguồn TTXVN

Môi trường đất ngày càng suy thoái.

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã được lồng ghép trong các văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, song việc triển khai thực hiện trên thực tế còn hạn chế nên môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nhất là môi trường đất đang có xu hướng bị ô nhiễm và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.
Đất nông nghiệp

Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5-3 triệu tấn, trong đó có đến 50-70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.

Còn ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất cũng bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ có 60% khu công nghiệp có có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt đô thị đều không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, môi trường đất ở một số nơi đang bị ô nhiễm do chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh. Cụ thể như tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định) vẫn còn tồn dư hàng trăm nghìn m3 đất và bùn bị nhiễm chất độc da cam với hàm lượng dioxin gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với nồng độ cho phép, tiếp tục tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường tại các khu vực lân cận. Ngoài ra còn có 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước đã được xác định, nhưng chưa giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh đó, đất canh tác nông nghiệp nhiều nơi đang bị suy thoái do sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa.

Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với lượng đất bị xói mòn hàng năm lên tới 33,8-150,5 tấn/ha. Đồng thời còn có khoảng 9,3 triệu ha đất, chiếm 28% diện tích tự nhiên có liên quan đến hoang mạc hóa, trong đó 2 triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha khác đang có nguy cơ thoái hóa cao. Đó là chưa kể dải hoang mạc cát ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận lên đến 419.000 ha. Cộng thêm hiện tượng mặn hóa, phèn hóa, xâm thực mặn ở các cửa sông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trở lên gay gắt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên./.

Nguồn TTXVN