HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Biến giấy thải thành gạch.

Mới đây các nhà khoa học tại ĐH Jaen của Tây Ban Nha đã nảy sinh ý tưởng biến giấy thải thành những viên gạch dùng trong xây dựng.

Để tạo ra sản phẩm đặc biệt hữu dụng này, đầu tiên các nhà nghiên cứu phải tập hợp chất thải cellulose và một loại bùn còn sót lại sau quá trình sản xuất giấy tại các nhà máy. Những chất này sẽ được trộn với đất sét sau đó nén lại thành thanh dài hình chữ nhật. Chúng sẽ được cắt thành các viên gạch và nung lên.

Gạch giấy

Theo các nhà khoa học, loại gạch đặc biệt này không cần nung lâu như gạch truyền thống. Nếu chúng được sản xuất đại trà và đưa vào thực tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí năng lượng và sản xuất. Ngoài ra, nhà xây bằng loại gạch này cách nhiệt rất tốt do đặc tính dẫn nhiệt thấp của vật liệu.

Tuy nhiên, sức chịu lực cơ học của gạch giấy chưa cao chính là hạn chế lớn nhất của sản phẩm. Các nhà khoa học hy vọng có thể khắc phục nhược điểm trên bằng cách thêm các chất thải từ quá trình sản xuất bia, dầu ô liu hoặc dầu diesel...

Nguồn  Gizmag

Đo bán kính trái đất vào "ngày tận thế".

Các nhà khoa học trẻ ở TP HCM sẽ tổ chức đo bán kính trái đất vào ngày đông chí, trùng với thời điểm xảy ra tin đồn "ngày tận thế" 21/12/2012.

Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM tổ chức sự kiện trên tại trường THPT Phú Nhuận, nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu cách nhà khoa học Eratosthenes thời cổ đại dùng để đo chu vi trái đất. Đồng thời, các em sẽ có thêm kiến thức thực nghiệm địa lý, thiên văn và ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Đo bán kính trái đất.

"Từ góc lệch bóng nắng đo được sẽ tính toán ra chu vi hành tinh mà chúng ta đang sống, một con số mà nhiều em nghĩ làm sao mà tính được", Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM nói.

"Thí nghiệm của Eratosthenes là một trong mười thí nghiệm đẹp nhất trong lịch sử", anh Duy cho hay.

Vào ngày đông chí, mặt trời sẽ đi qua đỉnh đầu vào giữa trưa ở các nơi có vĩ tuyến 23,5 độ Nam (Nam chí tuyến). Vào ngày này, người thực hiện chỉ cần đo góc bóng mặt trời ở nơi mình sinh sống vào giữa trưa thiên văn, rồi tìm khoảng cách từ vĩ tuyến địa phương đến vĩ tuyến nơi bóng mặt trời bằng 0 (tức tới Nam chí tuyến). Lúc đó, chu vi của Trái đất chỉ đơn giản là tích của khoảng cách này với 360 độ và chia cho góc lệch.

Người đo phải chú ý góc bóng nắng phải được xác định vào lúc “giữa trưa thiên văn” lúc mặt trời lên cao nhất (đỉnh đầu, tại nam chí tuyến ứng thời điểm này thì không tạo bóng nắng). Dụng cụ đo đơn giản là một cọc dựng vuông góc với mặt đất bằng phẳng.
Eratosthenes là một học giả người Hy lạp, người quản lý thư viện nổi tiếng Alexandria. Thí nghiệm của ông là một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại.

Trái đất hình cầu.

Ở thành phố Syene vào ngày hạ chí (21/6) lúc giữa trưa bóng của mặt trời hiện ra ở giữa đáy một cái giếng sâu trong thành phố, mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu và không có bóng nắng xuất hiện ở một cây cọc cắm vuông góc với mặt đất. Có được điều này do Syene nằm gần như trên đường chí tuyến bắc có vĩ độ 23,5 độ bắc chính bằng độ nghiêng của trục trái đất (vào ngày hạ chí Mặt trời chiếu thẳng góc với những nơi tại bắc chí tuyến vào giữa trưa thiên văn)

Cùng vào ngày hạ chí năm sau, ông đo bóng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria và phát hiện ánh nắng mặt trời nghiêng khoảng 7,2 độ so với phương thẳng đứng. Từ kết quả này Eratosthenes nhận thấy trái đất hình tròn và ông tính được chu vi của trái đất là 250.000 stadia, đơn vị đo khoảng cách thời đó.

Đến nay, người ta chưa biết chính xác 1 stadion theo chuẩn Hy Lạp là bao nhiêu mét (hiện cho là 1 stadion bằng khoảng 185 m). Nhưng giới khoa học đánh giá, phương pháp của ông hoàn hợp lý về mặt logic (người ta cho rằng kết quả của ông vào khoảng từ 39.690 km tới 46.620 km, trong khi con số thực tế vào khoảng 40.008 km). Nó cho thấy, Eratosthenes không những đã biết trái đất hình cầu, mà còn hiểu về chuyển động của nó quanh mặt trời.
Nguồn vnexpress.net