HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam.

Ngày 11/12, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo “Tái chế chất thải rắn tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” do Viện Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường và Quỹ Hanns Seidel Foundation tổ chức.

Ông Nguyễn Thành Lam, Cục Quản lý Chất thải & Cải thiện Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, cho biết hiện nay đã có một số tỉnh, thành phố được đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt để chế biến phân compost. Một số tỉnh khách cũng đã bắt đầu triển khai các dự án xây dựng các nhà máy chế biến phân từ rác thải rắn sinh hoạt.

“Các nhà máy này đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc tái chế và giảm thiểu chất thải rắn phải đem chôn lấp tại các tỉnh: giảm diện tích chôn lấp, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường” ông Lam chia sẻ.

Tái chế rác.

Hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải mới được triển khai tại Việt Nam nhưng chúng ta đã có nhiều cố gắng nhằm tạo ra được những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã xác định quản lý chất thải là mộ trong những vấn đề trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường, trong đó các giải pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) như phân loại tại nguồn, tái chế chất thải đóng vai trò then chốt.

Mặc dù vậy, hiện nay chưa thống kê được lượng chất thải rắn tái chế tại Việt Nam; hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công.

Trong khi đó các quy định về thông tin, giáo dục, nâng cao nhận thức về tái chế chất thải rắn chủ yếu vẫn nằm trong các nội dung về bảo vệ môi trường nói chung mà chưa có những chính sách chuyên biệt riêng hỗ trợ cho hoạt động tái chế.

Chính vì vậy chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 nhấn mạnh chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường.

Ông Ludwig Grafvon Westarp, đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation có trụ ở tại Đức, cho biết Quỹ hợp tác lâu dài với Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường, là một trong những cơ chế cột trụ quan trọng tại Việt Nam góp phần vào việc xử lý chất thải, mang đến cơ chế tiết kiệm chi phí tránh được nguy cơ về môi trường.

Theo ông Lam, Bộ Tài nguyên & Môi trường đang xây dựng và triển khai thực hiện chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; chương trình thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.
Nguồn tinmoitruong

Trái đất thứ 2.

7 hành tinh này nằm trong dải Ngân Hà bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta và có những điều kiện phù hợp với sự sống tương tự Trái Đất.

Phát hiện này được công bố đúng vào dịp kỷ niệm 1 năm triển khai dự án đầy tham vọng mang tên Habitable Exoplanets Catalog (HEC) - lập danh sách tất cả các hành tinh có thể ở được ngoài Trái Đất.

Trưởng dự án, Abel Mendez - Hiệu trưởng Đại học Puerto Rico tại Phòng thí nghiệm Arecibo's Planetary Habitability - cho biết, ban đầu, nhóm ông chỉ hi vọng sẽ tìm ra được thêm 1-2 hành tinh có thể làm nơi cư trú cho con người trong tương lai. Việc tìm ra 5 hành tinh nữa quả thực vượt quá mong đợi của tất cả thành viên.
Hành tinh ngoài hệ mặt trời

"Đã có rất nhiều bài báo đưa tin về sự phát hiện ra những hành tinh có thể trở thành nơi sinh sống trong vũ trụ. Quá nhiều thông tin lại gây rối trí cho công chúng. Vì vậy, lập một cuốn danh bạ mà nhờ nó, mọi người có thể tra cứu những hành tinh thực sự có thể ở được là điều vô cùng cần thiết", giáo sư Mendez chia sẻ với Space.com.

Ông cho biết thêm, với việc các nhà khoa học cải tiến kỹ thuật tìm kiếm Trái Đất mới ngoài hệ mặt trời, tiến độ của dự án đã được đẩy nhanh đáng kể. Các thiết bị như dò tìm hành tinh thông qua vận tốc xuyên tâm có độ chính xác cao (Harps) và kính viễn vọng Kepler Space Telescope là hai trong số những trợ thủ đắc lực đã giúp các nhà khoa học tìm được Trái Đất mới hàng tháng.
Hoàng hôn

Dự án HEC được giáo sư Abel Mendez và nhóm của mình bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm ngoái. Mục đích là kiểm tra mức độ phù hợp của hành tinh ngoài hệ mặt trời cho cuộc sống con người và tìm ra cách sắp xếp, phân loại chúng sao cho có thể giới thiệu tới đông đảo công chúng.

Trên thực tế, đã tìm ra được gần 80 hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất nhưng chỉ một số ít có khoảng cách phù hợp để trữ được nước trên bề mặt.

Tính tới thời điểm này, dự án HEC đã cho phép liệt kê 7 hành tinh có thể trở thành Trái đất thứ hai trong tương lai, bao gồm Gliese 581g, cộng thêm 27 hành tinh khác phát hiện nhờ đài thiên văn vũ trụ của NASA đang chờ xác nhận cuối cùng.

Thông tin ban đầu cho thấy, 7 hành tinh này được gọi là những Siêu Trái Đất. Chúng có kích cỡ lớn hơn Trái Đất khá nhiều. Tuy nhiên, nhóm các nhà khoa học đang theo đuổi dự án HEC nhấn mạnh, cần tiến hành thêm nhiều quan sát thiên văn học nữa để khẳng định môi trường trên các hành tinh này thực sự phù hợp với con người. Hiện tại, một bản sảo đích thực của Trái Đất vẫn chưa được tìm ra.
Nguồn tinmoitruong

Hội thảo ứng phó biến đổi khí hậu.

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Hội thảo “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam” với sự tham gia của đại diện các hội, ban, ngành Trung ương.
Hạn hán

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, giải pháp đồng bộ để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay đến 2020 của Việt Nam, đó là chính sách đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Đây là hội thảo lần thứ ba về biến đổi khí hậu với nhiều vấn đề liên quan được nghiên cứu, như chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường; giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường; cộng đồng khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong phát triển sinh kế và quản lý tài nguyên.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng gây nhiều tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Do đó, nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh cũng trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành tiêu chí bắt buộc trong phát triển kinh tế, xã hội.

Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế, xã hội; phát triển nhân rộng mẫu hình tiêu thụ thân thiện với môi trường. Qua đó, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Danh Sơn, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam như đóng góp thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trên các phương diện, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển đất nước theo hướng nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh.

Hậu quả tác động của biến đổi khí hậu đã được Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC) khẳng định thông qua các dạng thiên tai như sóng, nhiệt, nóng, lũ lụt, hạn hán gây ra chết chóc và bệnh tật. Đặc biệt là các căn bệnh gia tăng dưới tác động của nhiệt như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi), các bệnh đường ruột (qua môi trường), các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi. Những bệnh này ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.
Nguồn TTXVN

Thằn lằn mang tên Obama.

Cộng đồng khoa học tìm ra một cách đặc biệt để tôn vinh Tổng thống Mỹ Barack Obama khi họ dùng tên ông để gọi một loài thằn lằn đã biến mất.

Thằn lằn Obamadon gracilis

Obamadon gracilis là tên của một loài thằn lằn cỡ nhỏ từng tồn tại cách đây khoảng 65 triệu năm. Chúng ăn côn trùng và có chiều dài thân khoảng 30 cm, Boston Globe đưa tin. Các nhà khoa học của Đại học Yale và Đại học Harvard đã nghiên cứu những mẫu hóa thạch của chúng để tìm hiểu nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng cùng thời với khủng long. Sau đó họ quyết định gọi chúng là Obamadon gracilis.

Trước đây giới chuyên môn tin rằng vụ va chạm giữa một thiên thạch với địa cầu khiến khủng long tuyệt chủng, song các loài thằn lằn cỡ nhỏ vẫn sống sót. Nhưng nhóm nghiên cứu của Đại học Yale và Đại học Harvard khẳng định rằng tất cả những loài có trọng lượng trên 450 g, bao gồm thằn lằn, đều diệt vong.

Nicholas Longrich, một nhà cổ sinh vật học của Đại học Yale, khẳng định rằng những loài thằn lằn ngày nay bắt đầu xuất hiện sau khi khủng long tuyệt chủng.

Đây là lần thứ ba người ta dùng tên ông Obama để gọi các loài. Trước đó tên của ông được đặt cho một loài cá (Etheostoma obama) và một loài địa y (Caloplaca obamae).
Nguồn vnexpress

Vẻ đẹp hoang sơ của thảo nguyên nước Mỹ

Ngắm nhìn thảo nguyên mênh mông với những đàn gia súc thong dong gặm cỏ trên nền trời xanh thẳm, khiến ta không thể không rung động.



Bức ảnh “Bò rừng bi-zon gặm cỏ” được chụp bởi nhiếp ảnh gia Thomas J. Abercrombie. Trong bức ảnh những chú bò thong dong gặm cỏ dưới bầu trời trong xanh và bao la của thảo nguyên miền Bắc Dakota. Những đàn bò này là nguồn sống của các bộ lạc thổ dân da đổ Bắc Mỹ tập trung sinh sống ở vùng Great Plains.


Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia J Clark Salyer được chụp bởi nhiếp ảnh gia James P. Blair từ trên không, là một trong những khu vực ưa thích nhất của các loài chim di trú có thể bơi dưới nước.


Thảo nguyên Wyoming được chụp bởi nhiếp ảnh gia James P. Blair. Trước đây, Wyoming từng là một mỏ than lộ thiên khổng lồ. Sau khi khai thác, theo luật, các công ty khoáng sản phải bằng mọi cách khôi phục lại hiện trạng ban đầu của thảo nguyên này. Ngày nay, cỏ đã mọc lại ở đây nhưng để khôi phục lại cuộc sống hoang dã ở đây như trước có lẽ phải mất một thời gian khá dài nữa.


“Đàn gia súc gặp cỏ trên thảo nguyên mùa đông” được chụp bởi nhiếp ảnh gia Annie Griffiths Belt. Dân du mục đang lùa đàn gia súc băng qua thảo nguyên Montana trên chuyến hành trình tới các cánh đồng cỏ mùa đông. Phần lớn thảo nguyên của Bắc Mỹ là các bãi chăn thả gia súc.


“Hàng rào phủ tuyết trắng trên thảo nguyên” được chụp bởi nhiếp ảnh gia Tom Murphy. Đây là hàng rào đường sắt cũ từng chạy qua cánh đồng cỏ này. Ngày nay, phần lớn các cánh đồng cỏ ở Mỹ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nông nghiệp.


“Những đám mây bay trên thảo nguyên Wyoming”, được chụp bởi nhiếp ảnh gia John Eastcott & YVA Momatiuk. Bầu trời xanh thẳm điểm xuyến những đám mây trắng muốt bồng bềnh trôi, bên dưới là thảo nguyên Wyoming bao la.


“Cánh đồng lùa mì màu hổ phách” được chụp bởi nhiếp ảnh gia Richard Olsenius. Cánh đồng lúa mỳ thuộc thảo nguyên Montana khẽ đu đưa theo chiều gió, xa xa thấp thoáng dãy núi Rocky kỳ vĩ.


"Cánh đồng hoa Coreopsis" được chụp bởi nhiếp ảnh gia Joel Sartore. Cây Coreopsis nở hoa rực rỡ trên cánh đồng cỏ ven biển Texas. Phần lớn các cánh đồng cỏ ở Mỹ đang được chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp. Chỉ một vài cánh đồng cỏ được bảo tồn ở trạng thái hoang dã.


Đàn bò gặm cỏ trên thảo nguyên ở Nebraska được chụp bởi nhiếp ảnh gia Joel Sartore. Bức ảnh miêu tả đàn bò đang say sưa gặm cỏ tại khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Niobrara của Nebraska, bang Wyoming. Đây là khu vực độc đáo với rừng, đồng cỏ và sa mạc được thu nhỏ và bao trọn trong một khu vực có diện tích hạn chế.


“Cánh đồng cỏ bụi” là bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Raymond K. Gehman. Cánh đồng cỏ này là một phần của công viên quốc gia Nam Dakota. Ở đây có tới 56 loài cỏ khác nhau đã được phát hiện.


“Cánh đồng hoa lan trắng muốt” được chụp bới nhiếp ảnh gia Raymond K. Gehman. Cánh đồng hoa nằm ở Công viên quốc gia Brazos Bend của Texas. Do hậu quả của hạn hán, lũ lụt, những vụ cháy và việc chăn thả gia súc mà cánh đồng trông có vẻ xác xơ.
Nguồn vea

Giải quyết tình trạng nhà máy ximăng gây ô nhiễm

Dù mới đi vào hoạt động được nửa năm nay, nhà máy ximăng Đại Việt-Dung Quất thuộc Công ty cổ phần ximăng miền Trung tại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất đã liên tục gây tiếng ồn, xả bụi ximăng dày đặc làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, khiến nhiều hộ dân sống xung quanh nhà máy bức xúc.


Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Bình Sơn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức đối thoại để giải quyết những thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực Nhà máy nghiền ximăng Đại Việt-Dung Quất.

​Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc huyện có biện pháp ổn định tình hình, không để diễn biến phức tạp làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các sở ngành, đơn vị liên quan và chủ đầu tư có trách nhiệm cử cán bộ giải thích cho người dân về các vấn đề chuyên môn liên quan đến môi trường, cũng như các vấn đề liên quan đến quá trình vận hành chạy thử của nhà máy trong thời gian qua và các giải pháp trong thời gian tới.;

Thêm vào đó, Ủy ban tỉnh Quáng Ngãi yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Bình Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất, Công ty cổ phần ximăng miền Trung khẩn trương nghiêm túc thực hiện, báo cáo kết quả cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trước ngày 25 tháng này.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, mới đây, hàng chục hộ dân ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn đã kéo đến vây quanh nhà máy ximăng Đại Việt-Dung Quất ngăn cản hoạt động của nhà máy.


Nguồn TTXVN