HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống thiên tai.

Với hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lũ, công tác tuyên truyền là yếu tố rất quan trọng để góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây ra tại Việt Nam.
Lũ lụt

​Cũng theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tại Hội thảo “Tăng cường phối hợp tuyên truyền bản tin dự báo bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng,” điều này đòi hỏi nhiều hơn những sản phẩm của các cơ quan truyền thông báo chí.

Trong hội thảo diễn ra ngày 12/12 tại Hà Nội, này, ông Bùi Văn Đức, Tổng Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhận định những năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình khí tượng thủy văn ở Việt Nam ngày càng biến động phức tạp hơn. Thiên tai nghiêm trọng với những biểu hiện bất thường xảy ra ngày càng nhiều hơn, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân cũng như làm suy thoái môi trường.

Tại miền Trung, lũ lụt xảy ra với tính khốc liệt ngày càng tăng. Miền núi và đồng bằng Bắc Bộ cũng phải hứng chịu những đợt mưa, lụt có tính lịch sử. Hạn hán hầu như xảy ra thường xuyên và trên quy mô ngày càng rộng lớn. Ở miền Nam, ngoài chu kỳ ngập lụt hàng năm của sông Cửu Long, hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn cũng đang gia tăng.

Bên cạnh đó, mặc dù công tác dự báo khí tượng thủy văn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội. Vấn đề dự báo mưa, bão, lũ quét nói riêng và dự báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm nói chung vẫn là bài toán rất khó, luôn thách thức các nhà khí tượng thủy văn.

"Để góp phần giảm nhẹ thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây ra, thì công tác cảnh báo kịp thời, dự báo tin cậy và thông tin chính xác về các hiện tượng khí tượng thủy văn có giá trị rất quan trọng trong công tác phòng, tránh khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất cho nhân dân. Mặt khác, cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng các 'sản phẩm' của báo chí, để nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm và những hiểm họa nhằm kịp thời ứng phó," ông Đức nói
Nguồn Vietnam+

Đà Nẵng: Cấm nuôi cá trên sông, dân hoang mang

Cả tháng nay, hàng trăm nông dân nuôi cá lồng trên sông Cẩm Lệ (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” vì lệnh cấm nuôi cá mà UBND thành phố ban hành.


Nuôi cá.

Đường cùng ra ngã 3 sông

Từ năm 1997 đến năm 2005, hàng chục hộ dân của phường Hòa Cường Nam phải nhường đất ở và đất sản xuất của mình để cho UBNDTP. Đà Nẵng thực hiện các dự án phát triển thành phố. Theo đó, hàng chục ngư dân đi biển với tàu công suất 30CV cũng bị thành phố cấm ra khơi. Những hộ dân này không còn đất sản xuất và không có phương tiện để sinh sống làm ăn.

Hầu hết người dân không thể chuyển đổi được ngành nghề gì sau khi giải tỏa, tái định cư vì đã luống tuổi và trình độ văn hóa thấp. Vì vậy năm 2006 phòng Kinh tế quận Hải Châu và Trung tâm Khuyến ngư - Nông lâm TP. Đà Nẵng nghiên cứu và đưa vào triển khai Dự án nuôi cá diêu hồng tại ngã 3 sông Cẩm Lệ- Cổ Cò nhằm giải quyết việc làm cho những hộ dân này, ông Huỳnh Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND quận Hải Châu cho biết.

Ông Đặng Văn Châu (64 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam) cho biết: Năm 2006 cơn bão lớn đã tàn phá Đà Nẵng, tôi cùng 80 hộ ngư dân khác bị bão đánh chìm tàu thuyền, không còn phương tiện sản xuất. May nhờ mô hình nuôi cá trên sông Cẩm Lệ đã cứu sống 8 miệng ăn của gia đình tôi và giúp gia đình thoát nghèo. Tôi nuôi cá lồng có lãi từ 90-150 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, mô hình này đã giải quyết được việc làm cho 12 lao động là anh em gia đình tôi, với thu nhập ổn định từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng.

“Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, khó có thể doanh nghiệp hay mô hình nào giải quyết được việc làm và đem lại cho người dân chúng tôi thu nhập khá như thế” - nông dân Đặng Nữ (phường Hòa Cường Nam) nói. Theo ông Ngô Văn Hưng - Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Nam, hiện nay trên sông Cẩm Lệ có 37 hộ nuôi cá diêu hồng, sử dụng thường xuyên 300 lao động địa phương.

Chủ những bè nuôi vì không còn đất sản xuất và cũng không thể chuyển đổi được ngành nghề gì phù hợp, hết cách nên họ ra đây nuôi cá lồng để nuôi sống gia đình. “Đây là hướng đi đúng, những nông dân mất đất mà không còn phương tiện sản xuất của địa phường này rất phấn khởi” - ông Huỳnh Dũng cũng khẳng định.

“Chúng tôi làm gì để sống?”

Lợi ích từ nuôi cá lồng bè trên sông Cẩm Lệ ai ai cũng đã thấy trong gần 6 năm nay. Mỗi bè 200m2, 6 lồng nuôi, mỗi năm lãi ròng từ 90-150 triệu đồng. Cũng vì vậy mà từ 1 bè năm 2006 nuôi thử nghiệm, đến nay đã có 37 lồng bè...

Vậy mà ngày 7.11.2012 UBND TP. Đà Nẵng ra Công văn số 9339/UBND-KTN thông báo không đồng ý cho những hộ này nuôi cá và gia hạn đến 31.10.2013 phải đóng cửa các lồng bè này. Lý do mà thành phố nêu ra là sợ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (Nhà máy Nước Cầu Đỏ đang khai thác nước mặt sông Cẩm Lệ).

Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Hưng, thực tế đã rất nhiều lần Sở TNMT, Sở NNPTNT Đà Nẵng kiểm nghiệm mẫu nước sông Cẩm Lệ, mẫu thức ăn nuôi cá và kết luận hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì đến nguồn nước sản xuất phục vụ sinh hoạt.

Ông Nguyễn Đình Hiệp - chủ 1 bè nuôi cá điêu hồng và nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Cường Nam cho rằng: Không có hoạt động kinh tế nào của nông dân cho hiệu quả kinh tế bằng nuôi cá lồng. Lãi ròng 100 triệu/bè/năm là chuyện thường. Bè nuôi đặt ở khu vực ngã ba sông, nước chảy không hề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ. Đáng tiếc hoạt động này đang đứng trước nguy cơ bị dẹp bỏ.

Theo ông Hiệp, trong cuộc tiếp xúc cử tri tháng 11.2012, các hộ nuôi cá trên sông đã nêu ý kiến với ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng. Ông Thanh đã nói sẽ cho các hộ dân tiếp tục nuôi cá lồng trên sông, với điều kiện là không làm ảnh hưởng môi trường và không gia tăng số lồng bè.

Nhưng nay có Công văn 9339 của thành phố, các hộ dân không biết nghề sinh sống của mình có được tồn tại. Một số hộ nuôi bày tỏ: Nếu thành phố cấm thì chúng tôi chấp hành, nhưng chúng tôi sẽ “chết”, bởi vì mỗi bè phải đầu tư gần nửa tỷ đồng để làm lồng, mua con giống thức ăn… mà phần lớn phải đi vay trả lãi. Cấm thì các hộ không biết chúng tôi biết làm gì để sống...

Ông Lê Công Hồ- Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng cho biết: Chúng tôi đã vài lần cử cán bộ phối hợp cùng Sở TNMT xuống kiểm tra thức ăn và mẫu nước tại các lồng bè nuôi cá điêu hồng trên sông Cẩm Lệ. Kết quả là thức ăn và mẫu nước vẫn đạt chuẩn an toàn. Tuy nhiên UBND thành phố quyết định cấm nuôi vì lý do quy hoạch của thành phố trong tương lai. Thành phố đã ra quyết định, đơn vị chúng tôi phải chấp hành và không có ý kiến gì nữa. Từ nay đến tháng 10.2013, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác đề xuất thành phố hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho những hộ này.

"Chúng tôi đã nhường đất sản xuất cho thành phố xây dựng, chỉnh trang đô thị, giờ nuôi cá trên sông cũng cấm thì chúng tôi sống sao đây?”.- Nông dân Đặng Nữ tâm sự.
Nguồn tinmoitruong

Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường

Với Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có 8 nhóm nhiệm vụ sẽ được ưu tiên thực hiện.

Thứ nhất là nhóm nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nhóm nhiệm vụ thứ hai là nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nhóm nhiệm vụ thứ ba là tăng cường trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thứ tư là phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường.
Thứ năm là phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái.
Thứ sáu là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thứ bảy là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.
Thứ tám là nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các phương pháp đánh giá nhằm kiểm soát, quản lý hiệu quả công nghệ và sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Rơm rạ

Một trong những mục tiêu cụ thể là phát triển và ứng dụng từ 5-10 loại chế phẩm sinh học để xử lý chất thải và được đăng ký lưu hành theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đến năm 2020, bảo đảm kiểm soát và đánh giá được chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của công nghệ sản phẩm công nghệ sinh học ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Đào tạo được 300-400 kỹ thuật viên trong nước và tham gia đào tạo được 20-30 thạc sỹ và 10-15 tiến sỹ công nghệ sinh học môi trường trong khuôn khổ các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Đề án.

Các nhiệm vụ thực hiện Đề án bao gồm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, ưu tiên đối với xử lý chất thải y tế; chất thải công nghiệp; chất thải nguy hại; chất thải đặc thù trong hoạt động an ninh, quốc phòng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến quy trình công nghệ theo hướng thân thiện môi trường và sản xuất sạch hơn.Trong đó, có ưu tiên phát triển và ứng dụng các tổ hợp các chất có hoạt tính sinh học cao và vi sinh vật để tạo ra các sản  phẩm thân thiện môi trường hoặc thay thế các hóa chất nguy hại trong quá trình sản xuất của một số ngành kinh tế quan trọng.
Nguồn thiennhien.net

Ứng dụng công nghệ cao vào khai thác-chế biến tài nguyên.

Ngày 10/12, tại Hà Nội  diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện về nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến kim loại màu giữa Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Bắc .
Lễ ký kết

Tham dự buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc hoan nghênh Viện Khoa học Vật liệu và Công ty cổ phần khoáng sản Tây Bắc (Sơn La) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngay sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, mang lại giá trị gia tăng và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý, trong quá trình hợp tác, hai đơn vị cần nghiêm túc và trách nhiệm, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường làm trọng tâm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung có nhiều loại khoáng sản nhưng hoạt động khai thác vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, vì vậy cần áp dụng khoa học công nghệ để khai thác, chế biến có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế – xã hội.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các tỉnh Tây Bắc làm tốt công tác quy hoạch vùng nhiên liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, không được để xảy ra tình trạng doanh nghiệp sau khi đầu tư lớn cho chế biến nhưng hoạt động không hiệu quả do không có nguyên liệu sản xuất. Do vậy, cần xóa bỏ tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong khai thác và chế biến khoáng sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức quy mô lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao…

Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ, dựa trên chủ trương và định hướng lớn của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI), nghiên cứu và đề xuất chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ ở khu vực Tây Bắc.

Theo nội dung thỏa thuận hợp tác, Viện Khoa học Vật liệu và Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Bắc sẽ đầu tư nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến sâu kim loại màu từ nguồn quặng khai thác tại các điểm mỏ trong và ngoài tỉnh Sơn La; nghiên cứu, thiết kế, cải tạo công nghệ chế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất chế biến, giảm giá thành sản phẩm.
Nguồn Chinhphu.vn