HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Đà Nẵng- thành phố môi trường.

Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam được công nhận là “thành phố bền vững về môi trường ASEAN”
Biển Đà Nẵng

Mới đây, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Nga, thành phố Đà Nẵng cũng được xếp trong tốp 20 thành phố trên thế giới có hàm lượng các-bon thấp nhất, là thành phố môi trường.
Để đạt được các danh hiệu này, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chủ trương:

Xóa điểm nóng về môi trường

Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết, với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố thân thiện môi trường, từ tháng 10/2008, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường giai đoạn 2008-2012”.
Đề án được xây dựng trên các tiêu chí yêu cầu về chất lượng môi trường đất, nước và chất lượng môi trường không khí trên toàn thành phố phải bảo đảm, tạo sự an toàn về sức khoẻ cho người dân, các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng.

Thực hiện đề án, việc xứ lý các điểm nóng về môi trường được triển khai đồng loạt, quyết liệt. Từ chỗ chỉ có 2 hệ thống xứ lý nước thải tập trung của KCN Đà Nẵng và KCN Hòa Khánh, đến nay đã có 5 KCN có hệ thống xứ lý nước thải tập trung. Đặc biệt, đã ngăn chặn toàn bộ nước thải sinh hoạt đô thị thải ra các lưu vực nhạy cảm của thành phố như ven bờ biển, các bãi biển Thanh Bình, Mỹ Khê và dọc sông Hàn. Trong 3 năm, có 9/10 điểm nóng môi trường được giải quyết đúng lộ trình đề ra.

Về khí thải công nghiệp, thành phố cũng đã giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất nấu luyện, cán kéo thép. Quản lý chất thải rắn toàn thành phố cũng được cải thiện. Để giảm tối đa lượng thùng rác đặt trên các đường phố, tạo cảm giác sạch đẹp, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành “Đề án thu gom rác thải theo giờ”…

Hoạt động đầu tư, nhất là hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong thời gian gần đây cũng được xúc tiến để tạo đà cho thành phố hoàn thiện hạ tầng về môi trường. Trong năm 2012, các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng đã xử lý không nhân nhượng với hàng loạt doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường…

Lãnh đạo “vi hành”

Những nỗ lực của thành phố Đà Nẵng dù đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng cho rằng, ông đi các nơi, thấy nhiều thành phố hấp dẫn, trong lành hơn Đà Nẵng nhưng không hiểu sao Đà Nẵng cũng nằm trong tốp 20 thành phố môi trường. “Không biết mấy ổng chấm kiểu chi, tiêu chí gì nhưng tui thấy chưa sướng lắm!” – ông Thanh nói.
Ông Thanh nhấn mạnh: “Dù muốn hay không thì họ cũng công bố rồi, giờ phải làm cho tốt hơn, nếu làm không đạt là mang tiếng”. Ông Thanh yêu cầu các quận, huyện phải thường xuyên ra quân kiểm tra, xử lý các đơn vị gây ô nhiễm, dọn dẹp các thứ nhếch nhác. Trước Tết âm lịch, ông Thanh sẽ cùng lãnh đạo UBND thành phố trực tiếp đến kiểm tra, chấm điểm xem quận, huyện nào làm tốt, làm kém để công bố cho toàn dân biết.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường giai đoạn 2008-2012” cho biết, so với mục tiêu đề án, một số chỉ tiêu chính hiện vẫn còn ở mức thấp, như phát triển cây xanh đô thị, tỉ lệ rác thải được tái chế, thiếu đầu tư các trạm quan trắc chất lượng môi trường tự động, giao thông công cộng chưa triển khai mạnh…
“Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các sở, ngành khẩn trương dự thảo kế hoạch chi tiết khắc phục các điểm yếu này để thực hiện trong giai đoạn 2013 – 2015. Các vấn đề thế giới đang quan tâm như năng lượng tái tạo, tài nguyên, phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh… cũng sẽ được nghiên cứu, bổ sung vào đề án”- ông Tuấn nói.