HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Khai thác khoáng sản-tác động tiêu cực đến môi trường

Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. 
Khai thác khoáng sản

Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.

Nhận định về những tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: Đáng lo ngại nhất là các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Do vốn đầu tư của các doanh nghiệp này hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao nên các chủ cơ sở ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Đa số các mỏ đang hoạt động hiện nay sản lượng khai thác thấp hơn nhiều so với sản lượng được cấp phép, hoạt động không tuân thủ dự án, thiết kế và báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết được duyệt.

Đơn cử như việc khai thác than, từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...

Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Một trong những loại vật liệu xây dựng được khai thác từ các lòng sông là cát. Hoạt động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở nước ta. Tại miền Nam có tới 120 khu vực được UBND các tỉnh cấp phép khai thác cát xây dựng, khối lượng cát đã khai thác từ những con sông lớn như Đồng Nai - Nhà Bè, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, sông Tiền và sông Hậu... kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100 triệu m3. Hậu quả môi trường mà các tỉnh này đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất.
Nguồn monre

Khắc phục ô nhiễm nước bằng hạt nano.

Các hạt nano bằng sắt được bọc trong một lớp phủ nhựa chống gỉ sẽ có thể làm sạch các hóa chất gây ô nhiễm dưới mặt đất.
Khắc phục ô nhiễm nước

Theo TS Denis O’Carrol, ô nhiễm đất là một vấn đề của lịch sử. Từ những năm 1970, con người đã sai lầm khi nghĩ rằng chôn chất độc xuống đất, nó sẽ tự biến mất, lớp dưới bề mặt đất sẽ hoạt động chức năng lọc tự nhiên. Thực tế là chất thải này có khả năng làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tài nguyên nước mặt và còn tồn tại hàng thập kỷ.

O’Carroll thuộc phòng thí nghiệm nước Đại học New South Wales, đã sử dụng công nghệ nano để xử lý các chất ô nhiễm. Ông đã tiến hành thử nghiệm công nghệ làm sạch tầng nước mặt mới, sử dụng các hạt kim loại kích thước nano, nhỏ hơn sợi tóc người từ 500 tới 5000 lần.

Hạt sắt được bơm thẳng vào đất bị ô nhiễm, nơi chúng sẽ chảy tới các chất ô nhiễm và bắt đầu phản ứng oxy hóa khử. Trong phản ứng này điện tử được di chuyển giữa hạt nano và chất ô nhiễm. Phản ứng sẽ thay đổi trạng thái ôxy hóa của chất gây ô nhiễm và làm giảm bớt tính độc tổng thể, nâng dần tới mức độ an toàn hơn.

Kích thước nhỏ của các hạt nano cho phép chúng có thể di chuyển qua các kênh hiển vi trong đất và đá để tiến tới và phá hủy các chất gây ô nhiễm, điều mà các hạt lớn hơn không thể làm được.

Ngoài ra, các hạt sắt kích thước nano đặc biệt an toàn với môi trường vì chúng không linh hoạt và phân hủy một cách nhanh chóng. Thực tế, điều này cũng có phần bất lợi vì nó hạn chế khả năng tìm kiếm và phá hủy độc tố của các hạt nano.

Để tối ưu hóa các hạt nano, O’Carroll đang thử nghiệm nhiều dạng sắt khác nhau, và bao bọc các hạt trong lớp nhựa chống gỉ, giúp làm chậm quá trình phân hủy và tăng tính linh động của sắt, mà không ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Công nghệ mới đã được thử nghiệm tại hai vùng bị ô nhiễm ở Ontario và quan sát thấy kết quả giảm đáng kể các chất gây ô nhiễm tại cả hai vùng. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí The Nature of Things.
Nguồn Vista

Trẻ có IQ thấp do ô nhiễm không khí.

Các nhà nghiên cứu Mỹ lần đầu tiên đã tìm thấy sự liên quan giữa tình trạng ô nhiễm không khí trước khi sinh với chỉ số IQ thấp ở trẻ nhỏ.
Ô nhiễm không khí

Kết quả trên có được sau khi nghiên cứu 249 trẻ em sống tại thành phố New York là con của những phụ nữ phải mang máy trợ thở trong suốt những tháng cuối thai kỳ. Những phụ nữ này sống ở những vùng có thu nhập thấp nhất ở bắc Manhattan và Nam Bronx. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí do lượng lớn khí thải từ ô tô, xe buýt, xe tải xả ra.

Ở tuổi lên 5, tuổi trước khi đi học, trẻ sẽ được kiểm tra chỉ số IQ. Những đứa trẻ sống trong môi trường ô nhiễm từ lúc còn trong bụng mẹ có chỉ số IQ thấp hơn so với những trẻ khác 4-5 điểm.

“Đó là một sự khác biệt lớn và nó có thể ảnh hưởng tới thành tích học tập ở trường của trẻ”, Frederica Perera, trưởng nhóm nghiên cứu và là Giám đốc của TT Columbia về Sức khỏe môi trường đối với trẻ em, cho biết.
Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này, bà Perera đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự ô nhiễm không khí từ trong bụng mẹ với những biến đổi gen ở thai nhi có thể làm tăng nguy cơ ung thư, vòng đầu của trẻ khi sinh ra nhỏ hơn và cũng nhẹ cân hơn lúc chào đời. Nhóm nghiên cứu của bà Perera cũng tìm thấy sự liên quan giữa sự phát triển chậm của trẻ 3 tuổi với bệnh hen suyễn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu các chất gây ô nhiễm mà có thể thâm nhập vào thai nhi qua nhau thai và nhận thấy đó là chất hydrocacbon thơm nhiều vòng. Đây là hợp chất có rất nhiều trong khí thải của các loại xe cộ và từ các ống khói nhà máy. Khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân nhưng các bà mẹ tham gia nghiên cứu hoàn toàn không hút thuốc lá.

Trong số 140 trẻ tham gia nghiên cứu, 56% thuộc nhóm nguy cơ cao (mẹ sống ở gần những đường phố đông đúc, bến xe buýt và các loại nguồn gây ô nhiễm không khí thành phố khác).

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng tới IQ như hút thuốc thụ động, sống trong môi trường ô nhiễm trước khi sinh và nhận thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của giai đoạn thai nghén. Và đây chính là tiền đề để bà Perera nghiên cứu sâu hơn về chỉ số IQ và ô nhiễm khi mang thai.

TS. Robert Geller, chuyên gia nhi và chất độc trường ĐH Emory, nhấn mạnh: “Nghiên cứu này hoàn toàn không khẳng định rằng ô nhiễm không khí trong suốt thời thơ ấu sẽ quyết định chỉ số IQ của trẻ bởi vì vẫn có những trẻ đạt thành tích cao trong học tập dù mẹ của em đã từng sống trong môi trường ô nhiễm lúc có thai”.

Theo chuyên gia sức khỏe môi trường trường Sức khỏe cộng đồng John Hopkin Patrick Breysse thì cần phải có thêm những nghiên cứu khác để khẳng định kết quả trên.

Nguồn TTXVN