Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, nếu quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững.
Nghiên cứu vừa công bố trong báo cáo "Những chỉ số chính Châu Á-Thái Bình Dương 2012" với tiêu đề "Chuyên đề đặc biệt: Đô thị xanh ở châu Á" giữa lúc những tranh luận đang ngày càng nóng lên về những hệ lụy của đô thị hóa quá nhanh ảnh hưởng tới môi trường, xã hội trong khu vực và làm thế nào để đảm bảo phát triển bền vững.
Đô thị hóa khu vực Châu Á đang diễn ra rất nhanh chóng từ vài thập niên gần đây. Số người sinh sống ở thành thị khu vực này lên tới hơn 1 tỷ, chiếm gần một nửa số dân thành thị toàn cầu. Số thành phố lớn (trên 10 triệu người) cũng vượt qua tổng số các thành phố lớn của các khu vực khác trên thế giới cộng lại và con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Khu vực châu Á hiện là nơi "sở hữu" nhiều thành phố ô nhiễm nhất và xả thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Sự đô thị hóa nhanh chóng và những hệ lụy của nó đã và đang tạo ra thách thức to lớn trong việc đảm bảo bền vững về môi trường và xã hội, gây quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách trong việc có nên thúc đẩy mở rộng đô thị hóa trong khu vực hay không.
Tuy nhiên bằng phân tích khoa học từ những số liệu tin cậy trên cơ sở so sánh nhiều đô thị khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa có thể mang lại nhiều lợi ích giúp bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và phát triển bền vững.
Theo kết quả, đô thị hóa giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sử dụng tài nguyên và hạn chế hệ lụy đến hệ sinh thái khi xem xét cùng một yêu cầu sản phẩm đầu ra. Những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử lý nước, cảnh quan, những ngành mang lại những lợi ích thiết thực cho môi trường sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi xây dựng và duy trì hoạt động so với vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra vai trò đô thị hóa trong việc khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ xanh. Cùng với đô thị hóa nhanh chóng, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo khu vực châu Á đã tăng lên đáng kể. Thị trường tiềm năng mới này với hàng tỷ người sống ở đô thị châu Á đang cần sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, điều đó sẽ tạo cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm và công nghệ xanh.
Thêm nữa, đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, từ đó tác động tích cực đến môi trường. Bằng số liệu phân tích từ 31 quốc gia khác nhau trong khu vực, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự suy giảm tỷ lệ sinh sản với sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, đô thị hóa và điều kiện giáo dục.
Trường hợp của Việt Nam là một thí dụ minh chứng. Tỷ lệ sinh sản giảm đáng kể từ 5,4 trong thập kỷ 80 thế kỷ trước xuống còn 1,8 trẻ em/phụ nữ vào 2010. Cũng theo nghiên cứu, người được giáo dục tốt thường có xu hướng ủng hộ và gương mẫu thực hiện các quy định của nhà nước nhằm bảo về môi trường.
Kết quả khảo sát cho thấy, gần 68% số người được đào tạo đại học hoặc trên đại học sẵn sàng đóng thuế cao hơn, thậm chí trên 80% sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập của mình để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vai trò quan trọng nữa là đô thị hóa khuyến khích phát triển công nghiệp dịch vụ thay vì các công nghiệp sản xuất truyền thống. Công nghiệp dịch vụ, ngành đặc trưng của đô thị yêu cầu sự tập trung cao của khách hàng, có ưu điểm vượt trội so với các ngành công nghiệp sản xuất là tiêu thụ ít tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, sự tập trung cao của dân số ở khu vực đô thị cũng có ưu điểm nữa là giảm khoảng cách đi lại, từ đó khuyến khích phát triển giao thông thân thiện môi trường như giao thông công cộng hiện đại, đi bộ hay đi xe đạp.
Bằng những đánh giá chi tiết hơn về tác động của đô thị hóa ở các mức độ khác nhau tới hai chỉ số môi trường: lượng khí nhà kính CO2 thải ra môi trường trên đầu người và nồng độ ô nhiễm vi vật chất PM10 (vật chất với đường kính hạt <10 micrometer, có thể hấp thụ qua đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe con người), nghiên cứu tìm ra kết luận thú vị về mối quan hệ đó. Khi đô thị hóa đạt đến ngưỡng nào đó, nó sẽ tác dụng tích cực làm giảm hai chỉ số môi trường (như minh họa trong hình 2). Ngay cả khi với cùng mức độ đô thị hóa thì người dân đô thị ngày nay được hưởng một môi trường sống tốt lành hơn trong những thập kỷ 90 của thế kỷ trước nhờ vào việc sử dụng các công nghệ và sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, cũng từ những kết quả từ nghiên cứu này, ADB khẳng định đô thị hóa ở châu Á chưa đạt đến ngưỡng tích cực đó và khuyến cáo chính phủ các nước sớm đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khuyến khích phát triển các thành phố xanh bền vững. Trong đó, các chính sách khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng và tài nguyên tái tạo được cũng như ứng dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường sẽ giữ vai trò không thể thiếu.
Nghiên cứu vừa công bố trong báo cáo "Những chỉ số chính Châu Á-Thái Bình Dương 2012" với tiêu đề "Chuyên đề đặc biệt: Đô thị xanh ở châu Á" giữa lúc những tranh luận đang ngày càng nóng lên về những hệ lụy của đô thị hóa quá nhanh ảnh hưởng tới môi trường, xã hội trong khu vực và làm thế nào để đảm bảo phát triển bền vững.
Đô thị hóa khu vực Châu Á đang diễn ra rất nhanh chóng từ vài thập niên gần đây. Số người sinh sống ở thành thị khu vực này lên tới hơn 1 tỷ, chiếm gần một nửa số dân thành thị toàn cầu. Số thành phố lớn (trên 10 triệu người) cũng vượt qua tổng số các thành phố lớn của các khu vực khác trên thế giới cộng lại và con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Khu vực châu Á hiện là nơi "sở hữu" nhiều thành phố ô nhiễm nhất và xả thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Sự đô thị hóa nhanh chóng và những hệ lụy của nó đã và đang tạo ra thách thức to lớn trong việc đảm bảo bền vững về môi trường và xã hội, gây quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách trong việc có nên thúc đẩy mở rộng đô thị hóa trong khu vực hay không.
Tuy nhiên bằng phân tích khoa học từ những số liệu tin cậy trên cơ sở so sánh nhiều đô thị khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được quản lý một cách hợp lý, đô thị hóa có thể mang lại nhiều lợi ích giúp bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và phát triển bền vững.
Theo kết quả, đô thị hóa giúp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sử dụng tài nguyên và hạn chế hệ lụy đến hệ sinh thái khi xem xét cùng một yêu cầu sản phẩm đầu ra. Những ngành công nghiệp phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường như cung cấp nước sinh hoạt, quản lý rác thải, xử lý nước, cảnh quan, những ngành mang lại những lợi ích thiết thực cho môi trường sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi xây dựng và duy trì hoạt động so với vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra vai trò đô thị hóa trong việc khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ xanh. Cùng với đô thị hóa nhanh chóng, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm, thiết bị, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo khu vực châu Á đã tăng lên đáng kể. Thị trường tiềm năng mới này với hàng tỷ người sống ở đô thị châu Á đang cần sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, điều đó sẽ tạo cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm và công nghệ xanh.
Thêm nữa, đô thị hóa dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, từ đó tác động tích cực đến môi trường. Bằng số liệu phân tích từ 31 quốc gia khác nhau trong khu vực, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự suy giảm tỷ lệ sinh sản với sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, đô thị hóa và điều kiện giáo dục.
Trường hợp của Việt Nam là một thí dụ minh chứng. Tỷ lệ sinh sản giảm đáng kể từ 5,4 trong thập kỷ 80 thế kỷ trước xuống còn 1,8 trẻ em/phụ nữ vào 2010. Cũng theo nghiên cứu, người được giáo dục tốt thường có xu hướng ủng hộ và gương mẫu thực hiện các quy định của nhà nước nhằm bảo về môi trường.
Kết quả khảo sát cho thấy, gần 68% số người được đào tạo đại học hoặc trên đại học sẵn sàng đóng thuế cao hơn, thậm chí trên 80% sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập của mình để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vai trò quan trọng nữa là đô thị hóa khuyến khích phát triển công nghiệp dịch vụ thay vì các công nghiệp sản xuất truyền thống. Công nghiệp dịch vụ, ngành đặc trưng của đô thị yêu cầu sự tập trung cao của khách hàng, có ưu điểm vượt trội so với các ngành công nghiệp sản xuất là tiêu thụ ít tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, sự tập trung cao của dân số ở khu vực đô thị cũng có ưu điểm nữa là giảm khoảng cách đi lại, từ đó khuyến khích phát triển giao thông thân thiện môi trường như giao thông công cộng hiện đại, đi bộ hay đi xe đạp.
Bằng những đánh giá chi tiết hơn về tác động của đô thị hóa ở các mức độ khác nhau tới hai chỉ số môi trường: lượng khí nhà kính CO2 thải ra môi trường trên đầu người và nồng độ ô nhiễm vi vật chất PM10 (vật chất với đường kính hạt <10 micrometer, có thể hấp thụ qua đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe con người), nghiên cứu tìm ra kết luận thú vị về mối quan hệ đó. Khi đô thị hóa đạt đến ngưỡng nào đó, nó sẽ tác dụng tích cực làm giảm hai chỉ số môi trường (như minh họa trong hình 2). Ngay cả khi với cùng mức độ đô thị hóa thì người dân đô thị ngày nay được hưởng một môi trường sống tốt lành hơn trong những thập kỷ 90 của thế kỷ trước nhờ vào việc sử dụng các công nghệ và sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, cũng từ những kết quả từ nghiên cứu này, ADB khẳng định đô thị hóa ở châu Á chưa đạt đến ngưỡng tích cực đó và khuyến cáo chính phủ các nước sớm đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khuyến khích phát triển các thành phố xanh bền vững. Trong đó, các chính sách khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng và tài nguyên tái tạo được cũng như ứng dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường sẽ giữ vai trò không thể thiếu.
Nguồn vnexpress