HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Thành phố không chất thải rắn

Đà Nẵng sẽ không còn phải lo ngại về chất thải rắn, không còn người nhặt  rác trên bãi chôn lấp rác Khánh Sơn, đặc biệt giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt và tạo ra một phần năng lượng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 

Xử lý rác hữu cơ

Mục tiêu này sẽ trở thành hiện thực vào năm 2014 nếu dự án nhà máy xử lý rác, thu hồi khí và cấp điện tại bãi chôn lấp rác Khánh Sơn được phê duyệt và đi vào hoạt động.

Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động, dân số đạt 951.000 người vào năm 2011. Do quá trình đô thị hóa khá nhanh, tốc độ tăng dân số những năm tới dự kiến sẽ cao hơn và duy trì ở mức 2,5 triệu người vào năm 2030 theo định hướng phát triển của thành phố. Bên cạnh đó, với chính sách phát triển kinh tế du lịch là ngành mũi nhọn, hằng năm thành phố đón trên 2 triệu lượt khách.

Hiện nay, lượng rác thải sinh hoạt của thành phố khoảng 673 tấn/ngày. Phương pháp chôn lấp tại Khánh Sơn có nhược điểm thời gian phân hủy rác lâu, vấn đề ô nhiễm môi trường, khí nhà kính do khí thải từ chất thải rắn hữu cơ tạo ra gấp 20 lần cacbonic, nước rỉ rác phát sinh trong các bãi chôn lấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, áp lực về quỹ đất hạn hẹp và quan trọng hơn là mục tiêu phấn đấu xây dựng “Thành phố môi trường” đã thôi thúc thành phố tìm một phương án mới, tối ưu, xử lý triệt để rác thải sinh hoạt.

Mô hình xử lý triệt để và hiện đại

Đà Nẵng sẽ là địa phương đi đầu trong cả nước thay đổi phương thức tiếp cận quản lý rác thải bằng quản lý năng lượng và thừa nhận ngành công nghiệp môi trường bình đẳng như các ngành công nghiệp khác. Từ nhận thức này, các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Đà Nẵng đã tham gia phản biện vào dự án nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy xử lý rác sinh hoạt, thu hồi khí và phát điện tại Khánh Sơn (Đà Nẵng) do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ và Trung tâm Phát triển năng lượng (EDEC) tại thành phố Hồ Chí Minh tư vấn thực hiện vào cuối tháng 11-2012.

Theo báo cáo tóm tắt của EDEC, dựa trên kết quả khảo sát thành phần chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng từ hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và chợ, EDEC đã đưa ra phương án lựa chọn công nghệ xử lý rác sinh học (kết hợp hiếu khí tạo phân compost và kỵ khí tạo khí sinh học phát điện và nhiệt) của nhà cung cấp công nghệ AIKAN, Đan Mạch. Việc đầu tư xây dựng nhà máy thu hồi khí gas dự kiến sẽ tiến hành vào năm 2013 và đưa vào vận hành vào năm 2014. Tổng mức đầu tư dự án gần 50 triệu USD.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, cho rằng báo cáo tiền khả thi của EDEC sẽ là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư ra quyết định và để tham khảo cho các bãi chôn lấp rác khác trên cả nước.

Hiệu quả môi trường và xã hội

Như vậy, nếu dự án được triển khai theo công nghệ AIKAN sẽ góp phần kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Khánh Sơn đến 50 năm so với công nghệ chôn lấp hiện tại. Ngoài việc giải phóng môi trường khỏi những hậu quả do quá trình chôn lấp rác sinh hoạt, dự án còn giúp thu hồi một lượng khí sinh học đáng kể có khả năng sản xuất lượng điện 38.000 MWh/năm. Con số này đồng nghĩa với việc dự án giúp giảm phát thải ra môi trường trên 16.000 tấn CO2/năm. Không những vậy, dự án còn tham gia giải quyết việc làm tại địa phương và cải thiện điều kiện lao động của người dân đang kiếm sống tại bãi rác.

Về mặt phát triển xã hội, ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương tin tưởng rằng: “Việc đầu tư trang trại điện mặt trời sau khi bãi rác ngừng hoạt động sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển ngành năng lượng sạch, bền vững và đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ của Đà Nẵng. Khả năng biến rác thành tài nguyên sử dụng đang hứa hẹn trở thành hiện thực ở Đà Nẵng”.

Nguồn baodanang

Đà nẵng-đến năm 2015, diện tích cây xanh đạt 7 – 8 m2/người

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định phê duyệt Đề án Xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015. 

Cây xanh Đà Nẵng

Theo đó, sẽ triển khai thực hiện thí điểm xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.  Phấn đấu đến năm 2015, diện tích cây xanh đô thị bình quân đạt từ 7-8 m2/người.

Trong các giải pháp thực hiện, chú trọng đến việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vận động nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và cây xanh nói triêng. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác phát triển cây xanh đô thị. Duy trì thường xuyên phong trào “Ngày Chủ nhật xanh-sạch-đẹp”, tiếp tục thực hiện phong trào “Khuyến xanh”. Phát triển các mô hình trồng cây xanh, tích cực xây dựng vườn ươm vệ tinh. Huy động các nguồn lực đầu tư…

Năm 2013 thực hiện thí điểm xã hội hóa công tác phát triển cây xanh đường phố trên một vài tuyến phố chính tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Năm 2014 và 2015 tiếp tục nhân rộng thêm một số tuyến đường chính trên địa bàn các quận và huyện Hòa Vang; triển khai xây dựng một số vườn ươm vệ tinh; tiến hành giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố cho các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị…
Nguồn monre

Những hậu quả khủng khiếp mà trái đất sẽ phải hứng chịu

Các chuyên gia về khí hậu đã đưa ra những cảnh báo về hậu quả khủng khiếp mà trái đất sẽ phải gánh chịu cùng những dự đoán tương lai của hành tinh.


Nhiệt độ trái đất tăng

Nhiệt độ toàn cầu

Trái đất đang thực sự nóng lên ở mức đáng báo động. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 1990 từng dự đoán rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 0,15 đến 0,3 độ C mỗi thập kỷ từ năm 1990 đến năm 2005. Trong năm nay, các nhà khoa học của NASA đã lên tiếng về việc nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu trong năm 2011 đã tăng đến mức kỷ lục trong hơn 100 năm qua.

Băng Bắc cực

Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên, điều gì sẽ xảy ra với nơi lạnh nhất hành tinh? Nhà khoa học về khí hậu của NASA - Jay Zwally - trong năm 2007 từng nói rằng “Bắc Băng Dương có thể sẽ gần như mất hết các tảng băng vào cuối mùa hè năm 2012”.

Băng tan

So sánh với mức độ tối thiểu trung bình trong mùa hè ở Bắc Cực, có thể thấy rằng dự đoán ấy đã thành sự thật vào năm nay. Tỷ lệ băng bao phủ của Bắc Cực hiện ở “mức thấp nhất kể từ khi tiến hành các ghi chép hiện đại, 2012 đánh dấu một thời điểm không thể trở lại cho Bắc Cực”.

Nhóm chuyên gia thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết băng tại Bắc cực đang tan chảy nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và có thể biến mất trong khoảng 10 năm tới. Dự đoán các cuộc tranh luận tiếp theo của giới khoa học sẽ diễn ra trong hoàn cảnh băng Bắc Cực biến mất hoàn toàn.

Tình trạng khí hậu nóng lên không chỉ ảnh hưởng đến vùng biển Bắc Cực. Gần như toàn bộ sông băng lớn của Greenland, đảo băng lớn nhất hành tinh, đột ngột tan chảy một phần trong tháng 7.

Bão

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) dự đoán “cường độ của các cơn bão Đại Tây Dương có khả năng sẽ tăng khi đại dương ấm lên, mặc dù số lượng cơn bão có thể không thay đổi nhiều”.

Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2012 khép lại một mùa bão trên mức trung bình, trong đó gây ảnh hưởng nặng nề nhất là cơn bão Sandy.

Siêu bão Sandy là cơn bão mạnh nhất tấn công Hoa Kỳ trong vòng 100 năm qua, gây mưa lớn, ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, cơ quan và doanh nghiệp phải chịu cảnh mất điện, 1 triệu người phải sơ tán…

Bão Sandy đã khơi lại cuộc tranh luận về vấn đề biến đổi khí hậu, về liệu có phải hiện tượng này đã tạo ra những thay đổi trong các mô hình về thời tiết hay không. Một nhà khoa học nói những thay đổi đó xảy ra trên toàn cầu. “Cơn bão đó là một chỉ dấu hé lộ tương lai có thể sẽ như thế nào”, ông Grainger-Jones - Giám đốc phụ trách Ban Môi trường và Khí hậu tại Quỹ Quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD) cho biết.

Nguồn monre

Quá trình hình thành hành tinh khổng lồ trong vũ trụ.

Tạp chí Nature ngày 2/1 đăng tải kết quả nghiên cứu của các nhà thiên văn học Chile cho biết, họ đã phát hiện ra nguồn gốc hình thành của các hành tinh khổng lồ trong vũ trụ, tương tự như Sao Mộc và Sao Thổ.
Hành tinh khổng lồ

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn hiện đại nhất trên thế giới hiện nay mang tên Atacama (hay còn gọi là ALMA), đặt tại đài quan sát Nam Âu ở sa mạc Atacama của Chile để quan sát một vì sao trẻ có tên là HD 142527, nằm cách Trái đất hơn 450 năm ánh sáng.

Họ phát hiện ra rằng hành tinh hổng lồ không người cư trú này được hình thành từ quá trình hút các luồng khí và bụi bao quanh những vì sao mới trong mặt phẳng tròn u ám của vũ trụ.

Xung quanh sao HD 142527, các nhà thiên văn học phát hiện một lỗ hổng khá thú vị trên bề mặt đầy bụi và họ tin rằng lỗ hổng này được tạo ra bởi ngôi sao mới hình thành.

Bằng việc quan sát ánh sáng từ các bước sóng có độ dài siêu nhỏ, ALMA có thể chiếu rọi vào những phần ánh sáng hồng ngoại và có thể nhìn thấy được quang phổ của HD 142527.

Phương pháp này đã giúp nhóm nghiên cứu phát hiện ra hai luồng khí có tỷ trọng lớn tràn qua lỗ hổng, và phần khí còn lại có trong lỗ hổng.

Ngoài việc hút các mảnh vỡ và bụi vào khối vật thể của chúng khi quay xung quanh các ngôi sao, những hành tinh này cũng hấp thu luồng khí chảy qua lỗ hỗng trên từ vùng bên ngoài của mặt phẳng tới vùng bên trong, giúp nuôi dưỡng ngôi sao mới.

Những lỗ hổng thường có kích thước rất lớn, khoảng 10 đơn vị thiên văn từ ngôi sao, có nghĩa là bằng 10 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời

Nhà thiên văn học Simon Casassus thuộc trường Đại học Chile cho biết "giới thiên văn vẫn luôn dự đoán rằng chắc chắn có những luồng khí như thế, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được trực tiếp chứng kiến."

Một nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học Australia từng được công bố trên tạp chí Nature cũng cho thấy các luồng khí và bụi từ trung tâm của dải Thiên Hà là sản phẩm để hình thành các vì sao mới.

Nguồn Vietnam+

2013 được dự báo sẽ nóng nhất trong 160 năm qua

Đài Tiếng nói nước Nga cho biết năm 2013 tới sẽ là năm nóng nhất trong vòng 160 năm gần đây. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn Nga, nhiệt độ sẽ vượt quá mức trung bình hàng năm hơn nửa độ C.
Nhiệt độ trái đất tăng

Nếu điều này tiếp tục diễn ra, trong thế kỷ này, khí hậu thế giới sẽ bắt đầu thay đổi một cách cực đoan.

Song một số nhà nghiên cứu lại đưa ra một dự báo khác hẳn. Theo ý kiến của họ, kể từ năm 2014, nhiệt độ trung bình sẽ hạ xuống và sau đó sẽ bắt đầu một kỷ băng hà mới.

Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo rằng trong thế kỷ tới, nhiệt độ trung bình sẽ tăng thêm 4 độ C.

Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả không thể đảo ngược là dự trữ lương thực thế giới sẽ giảm xuống, các hệ sinh thái bị phá hủy và nước biển dâng.

Trong khi đó, theo các nhà khoa học, không phải mọi thứ đều đã muộn. Điều đầu tiên cần làm là phải đưa ra một chương trình mới và hiệu quả nhằm đối phó với vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên.

Nguồn Vietnam+

Không có mối liên hệ giữa El Nino và biến đổi khí hậu

Từ lâu nay, dòng hải lưu nóng, hay còn gọi là hiện tượng khí hậu El Nino ở Thái Bình Dương, đã được biết đến là có ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Georgia của Mỹ, vừa phát hiện rằng dường như không có mối liên hệ giữa El Nino và biến đổi khí hậu.
El Nino

Trong nghiên cứu, công bố trên tạp chí Khoa học (Science) số ra ngày 3/1, các nhà khí tượng học đến từ Khoa nghiên cứu Trái Đất và Khí quyển thuộc viện trên đã tiến hành đo mức tăng trưởng theo từng tháng của các hóa thạch san hô cổ được tìm thấy ở hai hòn đảo Thái Bình Dương để xác định yếu tố khiến khí hậu ấm lên.

Cùng với việc tái hiện nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất trong hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học đã so sánh hiện tượng của El Nino qua các thời kỳ.

Theo giáo sư Kim Cobb, nhà khí tượng học thuộc viện trên, mặc dù El Nino diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên hơn trong thế kỷ 20, song các kết quả phân tích các hóa thạch san hô cho thấy một dạng El Nino mới có tên là El Nino Hướng Nam (ENSO) diễn biến phức tạp và khó lường hơn.

Như vậy, chưa thể kết luận chắc chắn rằng những biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây có liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu do lượng khí thải cácbon điôxít gây nên.

El Nino là hiện tượng thay đổi đáng kể nhiệt độ trên mặt biển ở vành đai nhiệt đới của Thái Bình Dương, xảy ra mỗi 2-7 năm/lần, khi các cơn gió mậu dịch (gió mạnh thổi liên tục từ Đông Nam hoặc Đông Bắc về hướng xích đạo) bắt đầu suy yếu.

Hiện tượng thời tiết bất thường này khiến nhiệt độ tăng lên, gây ra mưa bão, lụt lội và hanh khô....

Nghiên cứu do Hiệp hội Khoa học quốc gia Mỹ phối hợp thực hiện với các chuyên gia thuộc Viện Hải dương học và trường Đại học Minnesota.
Nguồn Vietnam+