HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI

Xử lý hệ thống thông gió hút khói của Công ty CP Giấy Sài Gòn MT- tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc Thời gian thực hiện: 3/2012

VAN 1 CHIỀU và VAN BƯỚM

Xử lý van 1 chiều và van bướm nhà máy nước

HỆ THỐNG THU HỒI GIẤY VỤN

Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng, hút và xử lý bụi.

XỬ LÝ BĂNG TẢI CAO SU BỊ MÒN, HỎNG

Xử lý băng tải cao su bị mòn, hỏng tại Công ty Hữu Hạn Xi măng Luks Tp. Huế-Việt Nam

BÌNH ÁP SUẤT CHỨA AMONIAC

Xử lý bình áp suất chứa Amoniac vafdanf làm mát cho hệ thống lạnh tăng hiệu suất làm mát tại Công ty Pepsico Việt Nam- Điện Thắng- Quảng Nam.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Các rạn san hô sẽ chết vào năm 2100

Theo một đánh giá tổng quan mới về các mô hình khí hậu cơ bản của Viện Khoa học Carnegie ở Palo Alto, California, nếu các xu hướng phát thải CO2 tiếp diễn, gần như tất cả các rạn san hô sẽ biến mất vào năm 2100. 
San hô

Biện pháp duy nhất để duy trì môi trường hóa học hiện tại trong đó các rạn san hô cần để sinh sống, là phải giảm mạnh phát thải trên toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu nêu rõ, cần tích cực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển nhờ nỗ lực trồng cây trên diện rộng hoặc bằng loại máy móc nào đó.

Những áp lực kết hợp của tình trạng axit hóa và nước biển ấm lên, cùng với việc đánh bắt quá mức và ô nhiễm ven bờ biển đã tác động mạnh mẽ đến các rạn san hô. Phát thải các bon làm giảm 0,1 độ pH của đại dương, đã gây tác động xấu và cản trở khả năng sinh trưởng của động vật hai mảnh vỏ. Tài liệu cũ về các nạn tuyệt chủng ồ ạt nêu rõ, nước biển bị axit hóa thường đi kèm với tình trạng các rạn san hô bị chết trên diện rộng.

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Carnegie ở Palo Alto, California đã phân tích kết quả của các mô phỏng bằng máy tính được thực hiện bởi 13 nhóm trên toàn thế giới. Các mô hình bao gồm mức độ phản ứng giữa các đặc tính hóa học của nước biển với khí quyển có hàm lượng CO2 cao. Sử dụng các dự đoán bằng mô hình, các nhà khoa học có thể tính số đo hóa học chủ yếu ảnh hưởng đến san hô. Các san hô hình thành vỏ từ aragonit cacbonat hòa tan. Khi CO2 tiếp tục gây axit hóa mạnh mẽ đại dương, các phản ứng hóa học làm thay đổi lượng cacbonnat trong nước biển. Độ bão hòa được cho là dao động từ 3-3,5.

Dữ liệu cổ khí hậu cho thấy, độ bão hòa trong thời kỳ tiền công nghiệp, trước khi ô nhiễm CO2 tích tụ, cao hơn 3,5. Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu này với dữ liệu về vị trí có 6.000 rạn san hô, chiếm 2/3 tổng số rạn san hô trên thế giới. Điều này giúp các nhà khoa học phân tích hóa học về các nơi cư trú rạn san hô trong tương lai.

Lượng CO2 sẽ được thải ra trong những thập kỷ tới, có thể tác động lớn đến các rạn san hô. Trên con đường ít phát thải, tỷ lệ ô nhiễm cacbon giảm và cacbon tích cực được loại khỏi không khí, khoảng từ 77%-87% rạn san hô được phân tích vẫn nằm trong vùng an toàn nhờ độ bão hòa của aragonit trên mức 3.

Hiện nay, độ bão hòa của aragonit giảm xuống dưới 3, đang tác động xấu đến các rạn san hô.
Nguồn NASATI 

Diễn đàn khí sinh học Việt Nam.

Ngày 26/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam (VBA) và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức diễn đàn khí sinh học Việt Nam lần thứ nhất khu vực phía Nam.
Khí sinh học

Phát biểu tại diễn đàn, nhiều nhà khoa học đánh giá, là một quốc gia có thế mạnh với hơn 70% dân số phục vụ kinh tế nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về sử dụng khí sinh học, tuy nhiên đến nay việc sử dụng loại năng lượng sạch (biogas) này lại chưa hiệu quả.

Theo VBA, công nghệ sản xuất khí sinh học biogas là một trong những chiến lược nhằm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải nhà kính. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất biogas có sẵn như phế thải trong sản xuất và chế biến nông, lâm sản, chất thải từ chăn nuôi… PGS.TS. Dương Nguyên Khang, Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh cho rằng, khí sinh học cần được chú ý như một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cần phải suy nghĩ rằng nguồn khí sinh học không chỉ dùng cho đun nấu. Nếu tận dụng được tốt việc chuyển chất thải hữu cơ thành khí sinh học, sẽ góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh trong trang trại chăn nuôi và đặc biệt còn dùng để thắp sáng, phát điện,…

 PGS.TS. Bùi Xuân An, Đại học Hoa Sen nhận định, Việt Nam chưa tận dụng được nguồn khí sinh học trong sản xuất là do các công trình này vốn đầu tư lớn, khả năng hoàn vốn lâu trong khi người chăn nuôi đang gặp khó khăn. Trong khi đó, cơ chế chính sách của nước ta hiện nay chưa chú trọng đến việc đưa năng lượng từ khí sinh học vào ngành điện năng, khí thu gom từ hệ thống về dùng không hết thì đốt bỏ đi, đó là sự lãng phí. PGS.TS. Dương Nguyên Khang cho biết thêm, hiện công nghệ xây dựng hệ thống khí sinh học chưa được phổ biến, nên nhiều đơn vị, hộ dân không biết tiếp cận như thế nào.  

Để giải quyết những khó khăn này, VBA cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân về tài chính, đất đai, tín dụng, thuế cũng như kỹ thuật...; xây dựng chiến lược quốc gia về khí sinh học, đồng thời đánh giá lại tiềm năng và xây dựng quy hoạch năng lượng sinh học theo từng vùng.

Hiện nay, tại khu vực phía Nam chỉ có một số ít đơn vị tận dụng hiệu quả khí sinh học làm nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất như: Dự án tận dụng khí biogas đốt lò hơi thay thế dầu FO của Công ty Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên); Dự án tận dụng khí biogas để phát điện tại nhà máy bia Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh); Dự án tận dụng khí biogas trong sản xuất của Nhà máy Tinh bột Sơn Hải (Quảng Ngãi), của Công ty Tinh bột sắn Krông Bông (Đắk Lắk). Một số nhà máy sản xuất bột mì ở Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước đang nghiên cứu tận dụng nguồn khí sinh học để ứng dụng cho sản xuất. Riêng tại Đồng Nai, được xem là địa phương tận dụng, khai thác tốt nguồn khí sinh học khi có trên 12.000 công trình khí sinh học các loại, nhưng khả năng tận thu năng lượng chỉ đạt 65%.
Nguồn monre.

12 sự kiện khoa học thế giới nổi bật 2012

Biên tập viên Paul Rincon của Hãng tin BBC (Anh) vừa đúc kết 12 sự kiện khoa học và môi trường nổi bật trong năm 2012. Theo đó, mỗi sự kiện xảy ra từng tháng trong năm.

Tháng 1-2012

Một nhóm các nhà khoa học tại ĐH Khoa học và y khoa Oregon, Mỹ đã thành công vượt mong đợi trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc, mở ra triển vọng trong nghiên cứu di truyền học trên con người. Họ tiến hành chiết xuất các tế bào từ trong phôi của sáu cặp khỉ bố mẹ, kết hợp chúng vào một phôi thai duy nhất trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi thai mới được cấy vào dạ con của khỉ cái. Kết quả là có ba chú khỉ con ra đời, trong đó có Roku (ảnh) và Hex là cặp sinh đôi và chú khỉ còn lại được đặt tên là Chimero.

Khỉ con Roku

Các nhà khoa học Anh phát hiện loài cua “Hoff” có lông rậm ở phần ngực - được lấy theo tên của nam diễn viên người Mỹ David Hasselhoff có bộ ngực trông khá hoàn hảo - là một khám phá quan trọng khác trong tháng 1-2012. Loài cua này “nuôi” vi khuẩn trên bộ lông ngực rậm rạp, sau đó lấy vi khuẩn làm thức ăn. Điều kỳ lạ là chúng sống tràn ngập xung quanh những miệng phun thủy nhiệt có độ sâu khoảng 2,5km dưới vùng biển Nam cực - nơi có nhiệt độ rất nóng khó loài nào có thể tồn tại. Trong năm 2012, cách thức sử dụng tên của nhân vật nổi tiếng để đặt tên cho loài mới phát hiện cũng được áp dụng cho loài cá nước ngọt sinh sống các vùng nước chảy xiết đông bắc nước Mỹ và hóa thạch của loài thằn lằn đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm. Cả hai loài này đều mang tên của tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là cá Etheostoma obama và thằn lằn Obamadon gracilis.

Tháng 2-2012

Cuối năm 2011, sau khi thực hiện thí nghiệm OPERA, nhóm nhà khoa học tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) và Phòng thí nghiệm Gran Sasso ở Ý thông báo đã phát hiện đột phá mới trong lĩnh vực vật lý khi cho rằng các hạt neutrino chuyển động với tốc độ lên tới 300.000,6km/giây, nhanh hơn tốc độ ánh sáng khoảng 6km/giây. Tuy nhiên trong tháng 2-2012, các nhà nghiên cứu mới tìm thấy vấn đề ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm OPERA. Hóa ra sai lầm chỉ là do kết nối đường cáp không chuẩn. Sự công bố vội vàng này dẫn đến sự từ chức của giáo sư Antonio Ereditato tại CERN, chủ nhiệm dự án OPERA - người đã trực tiếp đo và đưa ra kết quả.

Tháng 3-2012

Nhiệt độ bề mặt sao Thủy cao trên 400 độ C. Do đó, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước ở dạng băng trên hai cực của sao Thủy.

Một tin khoa học môi trường khác nổi bật trong tháng 3-2012 là lần đầu tiên các nhà khoa học Anh triển khai thí nghiệm trồng giống lúa mì biến đổi gen có thể kháng được rệp tại hạt Hertfordshire, Anh. Tuy nhiên, dự án này không được tiến hành thuận lợi khi trong tháng 5-2012, cảnh sát địa phương phải bắt giữ hàng trăm người biểu tình đang phá hủy cánh đồng lúa mì biến đổi gen khi họ cho rằng chúng có thể gây ra những vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường xung quanh.

Tháng 4-2012

Các nhà khoa học Hà Lan đã công bố xác nhận về sự tồn tại của hạt Majorana fermions - một loại hạt giống electron có phản hạt riêng của nó. Loại hạt Majorana fermions sẽ mang đến cho con người một ứng dụng trong thực tế, đó là cách thức lưu trữ thông tin đơn giản và hiệu quả hơn trong điện toán lượng tử.

Tháng 5-2012

Một bước tiến mới trong lĩnh vực không gian khi vào tháng 5-2012, Công ty không gian tư nhân SpaceX (Mỹ) đã thực hiện thành công sứ mệnh phóng tàu vũ trụ Dragon mang theo chuyến hàng hóa đầu tiên lên Trạm không gian quốc tế - khởi đầu cho kỷ nguyên hàng không vũ trụ thương mại.

Trong khi đó, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã thành công trong việc đánh thức phần “não cột sống” của các con chuột bại liệt bằng cách tiêm các loại hóa chất kết hợp tế bào vào cơ thể chúng, làm các con chuột bị liệt cử động trở lại. Đây một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị chấn thương cột sống.

Một nghiên cứu khoa học thành công khác trong tháng 5-2012 khi một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gen cà chua - có 35.000 gen, mở đường cho nghiên cứu các biện pháp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng và tìm ra giống cà chua ngon hơn trong vòng năm năm.

Tháng 6-2012

Ngày 6-6-2012, giới thiên văn học đã tận mắt chiêm ngưỡng được hiện tượng thiên văn xảy ra “lần cuối trong đời người”, đó là sao Kim đi ngang Mặt trời hay còn gọi là “sự đi qua của sao Kim (Venus Transit)” bởi lần kế tiếp xảy ra hiện tượng này là vào ngày 11-12-2117. Kim tinh nằm “chính xác” ngay giữa Trái đất và Mặt trời, sao Kim xuất hiện như một dấu chấm đen tí hon so với ánh sáng chói lòa của Mặt trời. Các nhà khoa học đã 7 lần phát hiện hiện tượng này vào những năm 1631, 1639, 1761, 1769, 1874, 1882 và 2004.

Sao Kim đi ngang Mặt trời

Trong tháng 6-2012, thế giới cũng chú ý đến Hội nghị thượng đỉnh về môi trường Rio 20 tại bang Rio de Janero, Brazil. Gần 100 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ đã đến dự hội nghị dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon kêu gọi chính phủ các nước xóa dần nạn đói trên thế giới và có những cam kết về vấn đề như năng lượng sạch. Tuy nhiên sau ba ngày họp, Rio 20 đã khép lại vào ngày 22-6-2012 nhưng không vạch ra được những mục tiêu và lộ trình cụ thể để hướng tới một sự phát triển bền vững.

Tháng 7-2012

Một loại hạt mới có các đặc điểm tương thích với hạt cơ bản Higgs - hay còn gọi là “hạt của Chúa” - loại hạt tạo nên khối lượng cho vật chất được phát hiện tại Máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN). Đây được xem là hạt cơ bản cuối cùng cần thiết để hoàn thành chuỗi mắc xích trong mô hình chuẩn của vật lý hạt - thuyết cơ bản của vật lý hiện đại mô tả về tính tương tác mạnh, yếu của tất cả các hạt hạ nguyên tử và được dùng để giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ.

Trong khi đó, tại Thế vận hội Olympic London 2012, các nhà khoa học tuyên bố phòng thí nghiệm doping đã được xây dựng và áp dụng công nghệ xét nghiệm “siêu nhanh và nhạy” để phát hiện chất cấm nhằm tạo sự công bằng cho tất cả vận động viên tham dự.

Tháng 8-2012

Robot “Tò mò" của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ mất “7 phút kinh hoàng” để đi vào bầu khí quyển sao Hỏa và hạ cánh xuống bề mặt hành tinh này vào ngày 6-8-2012. NASA cho biết mục tiêu của dự án trị giá 2,5 tỉ USD này là đánh giá xem liệu sao Hỏa có tồn tại sự sống hay không. “Sự kiện này đánh dấu một thành tựu công nghệ chưa từng có và là niềm tự hào quốc gia trong nhiều năm tới ” - Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố.

Ngày 25-8-2012, thế giới vô cùng thương tiếc khi chỉ huy trưởng sứ mệnh Apollo 11 - phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong đã qua đời ở tuổi 82 sau các biến chứng từ ca phẫu thuật tim hồi đầu tháng 8. Ông Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt bước chân lên Mặt trăng vào ngày 20-7-1969, đánh dấu bước ngoặt vô cùng trọng đại trong lịch sử hàng không vũ trụ nước Mỹ trong cuộc chạy đua thám hiểm không gian với Liên Xô. “Đây là bước chân nhỏ của con người, nhưng lại là bước tiến vĩ đại của nhân loại” - câu phát biểu nổi tiếng của Armstrong khi ông bước lên bề mặt Mặt trăng. Hài cốt của Armstrong đã được thủy táng trong một nghi thức đám tang trang trọng diễn ra ngày 14-9-2012, trên tàu hàng không mẫu hạm USS Philippine Sea giữa Đại Tây Dương.

Tháng 9-2012

Một tin tức môi trường đáng lo ngại được Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ công bố trong tháng 9-2012, đó là diện tích biển băng ở Bắc cực đang ở mức thấp kỷ lục - giảm xuống 3,41 triệu km2 vào ngày 16-9-2012, thấp hơn 50% so với mức trung bình trong giai đoạn 1979-2000.

Bên cạnh đó, tín hiệu vui đã đến ở lĩnh vực y học khi vào ngày 5-9-2012, các nhà khoa học đã công bố bản đồ chi tiết nhất về bộ gen người - công trình nghiên cứu chung của hơn 400 nhà khoa học tại 32 phòng thí nghiệm ở các nước: Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Singapore và Nhật Bản. “Bản đồ Google” bộ gen người được kỳ vọng giúp giới khoa học tìm hiểu sâu hơn nhiều loại bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả hơn.

Trong tháng 9-2012, lần đầu tiên Cơ quan Bảo vệ thiên nhiên và môi trường nước Anh đã cấp giấy phép hoạt động cho nông dân, cho phép họ bắn và tiêu diệt những con lửng hoang dã (badger) trên quy mô lớn - loài động vật thuộc họ chồn bị tình nghi lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao cho gia súc như bò. Tuy nhiên, vấn đề con lửng truyền tải bệnh lao giữa các gia súc vẫn còn gây tranh cãi nên đã xuất hiện làn sóng của những người biểu tình, buộc phải trì hoãn việc tiêu diệt con lửng đến mùa hè năm 2013.

Tháng 10-2012

Ngày 14-10-2012, Felix Baumgartner - vận động viên nhảy dù người Áo - đã thực hiện cú nhảy ngoạn mục ở độ cao 39km từ một khoang chứa đặc biệt gắn dưới một khinh khí cầu khổng lồ tại một địa điểm ở bang New Mexico, Mỹ. Sau lời chào đến hàng triệu người theo dõi khắp thế giới, Baumgartner đã nhảy khỏi khoang chứa và tăng tốc rất nhanh, đạt tốc độ 1.340km/giờ, nhanh hơn tốc độ âm thanh.

Giải Nobel - giải thưởng uy tín nhất được trao hàng năm cho các lĩnh vực y học, vật lý và hóa học. Trong năm 2012, giải Nobel y học được trao cho các nhà khoa học Shinya Yamanaka (người Nhật) và John Gurdon (người Anh) với công trình tái lập trình tế bào trưởng thành thành các tế bào gốc đa năng. Serge Haroche (người Pháp) và David Wineland (người Mỹ) được nhận giải Nobel vật lý vì đã tìm ra cách nghiên cứu và quan sát trực tiếp các hạt lượng tử riêng lẻ mà không phá hủy chúng. Hai người Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka đã giành giải Nobel hóa học với công trình nghiên cứu tập trung vào việc đột phá về các phản ứng của các thụ thể trong tế bào cơ thể với môi trường xung quanh.

Tháng 11-2012

Mực nước biển toàn cầu tăng 11 mm trong hai thập kỷ qua. Đó là kết quả các nhà khoa học đã công bố trong tháng 11-2012 trong quá trình họ nghiên cứu các tảng băng ở hòn đảo Greenland, Bắc cực và tại Nam cực, điều này cho thấy các tảng băng đã tan chảy nhanh hơn bao giờ hết.

Trong tháng 11-2012, Ob River - tên tàu chở khí đốt hóa lỏng đầu tiên - đã băng qua Bắc cực. Công ty Dynagas (Hi Lạp) sở hữu tàu Ob River cho biết cuộc hành trình con tàu thật thú vị khi nó vượt Bắc Băng Dương - nơi băng đang tan chảy - để tới Nhật Bản. Thời gian di chuyển của tàu giảm 20 ngày so với lộ trình thông thường. Các nghiên cứu cho thấy những điều kiện biến đổi khí hậu trên Bắc Băng Dương hiện nay đang trở nên thuận lợi hơn cho hoạt động vận tải. Lợi nhuận sẽ tăng khi quãng đường giảm tới 40%, đồng nghĩa với việc tiết kiệm 40% nhiên liệu.

Tháng 12-2012

Hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 18 của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại thủ đô Doha, Qatar thảo luận các vấn đề nổi bật như việc các quốc gia giàu phải bồi thường cho các nước nghèo hơn vì những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các quốc gia phát triển cần thực hiện triệt để các cam kết cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Một tin khoa học nổi bật trong tháng cuối năm 2012 là nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh Patrick Moore đã qua đời vào ngày 9-12, thọ 89 tuổi. Ông từng dự đoán hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời sẽ được phát hiện trong 50 năm tới và con người có thể đi du lịch tới Mặt trăng, sao Hỏa và vượt ra khỏi hệ mặt trời vào cuối thế kỷ này.
Nguồn TTO

Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc.

Ngày 26/12, theo Thông cáo báo chí của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Liên Hợp Quốc đã ký Thỏa thuận về việc xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc, ghi dấu cột mốc mới trong nỗ lực cải tổ Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. 


Ngôi nhà xanh


Với việc xây dựng Ngôi nhà chung, các tổ chức Liên Hợp quốc ở Việt Nam sẽ được cùng làm việc trong một tòa nhà để tăng cường hiệu quả hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.

Tại buổi lễ ký kết Thỏa thuận, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh: “Việc ký Biên bản ghi nhớ hôm nay một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động”.  Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp Quốc sẽ thúc đẩy nỗ lực “thống nhất hành động” của Liên Hợp quốc tại Việt Nam và sẽ giúp Liên Hợp Quốc xây dựng một tập thể mạnh để có thể hỗ trợ hiệu quả công cuộc phát triển của Việt Nam.

Chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các nước tài trợ đã luôn ủng hộ dự án Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc, Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ to lớn về tài chính và vật chất khác của các đối tác, việc ký kết Thỏa thuận để triển khai xây dựng Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc đã không thể diễn ra. Với những tính năng thân thiện với môi trường, Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp quốc là cam kết của Liên Hợp Quốc đóng góp bảo đảm bền vững về môi trường.

Theo Thỏa thuận mới được ký kết, tòa nhà hiện tại ở 304 phố Kim Mã, Hà Nội sẽ được cải tạo, nâng cấp thành một tòa nhà thân thiện với môi trường cho Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. Ngôi nhà xanh chung của Liên Hợp Quốc sẽ tạo thuận lợi cho việc phối kết hợp và tăng cường gắn kết giữa các tổ chức Liên Hợp Quốc. Tòa nhà mới này sẽ sử dụng năng lượng và nước tiết kiệm và hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh thái.

Tòa nhà sẽ là trụ sở chung của tất cả nhân viên Liên Hợp Quốc hiện đang làm việc rải rác tại hơn 10 địa điểm ở Hà Nội. Tòa nhà sẽ giúp LHQ tăng cường hiệu quả các dịch vụ hành chính và tiết kiệm khá lớn chi phí hoạt động.

Dự án Ngôi nhà xanh chung của LHQ là một nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các nước tài trợ và Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đóng góp mặt bằng có giá trị lớn cùng tòa nhà và các công trình hiện tại, đồng thời miễn tiền thuê nhà trong 10 năm đầu cho các tổ chức Liên Hợp Quốc. Các nhà tài trợ song phương như Úc, Phần Lan, Ai len, Niu Di Lân, Na Uy, Ả rập Xê út, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã tài trợ một phần tương đối lớn chi phí xây dựng cùng với sự đóng góp của các tổ chức Liên Hợp quốc.

Việt Nam là một trong tám nước trên thế giới thí điểm thực hiện sáng kiến “Thống nhất hành động”, nhằm tăng cường gắn kết và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống Liên Hợp Quốc ở cấp quốc gia. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới Liên Hợp Quốc thực hiện phối kết hợp hoạt động thông qua nơi làm việc chung và việc bố trí ngồi làm việc theo nhóm chức năng.
Nguồn monre

Hạt cơ bản Higgs đứng đầu các khám phá khoa học năm 2012

Tạp chí khoa học uy tín Sience của Hoa Kỳ đã bình chọn và công bố danh sách 10 khám phá khoa học nổi bật nhất năm 2012, trong đó đứng đầu là khám phá về hạt cơ bản Higgs.


Hạt cơ bản Higgs


Ngày 4/07/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (Conseil Européenne pour la Recherche Nucléaire - CERN) đã công bố khám phá về hạt Higgs hay boson Higgs (theo tên của nhà vật lý Peter Higgs người Anh), và cũng thường được gọi là "hạt của Chúa".  Peter Higgs, một nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó là mảnh ghép còn thiếu trong Mô hình chuẩn - một trong những giả thuyết vật lý được chấp nhận rộng rãi nhất trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ.

Tuy là lý thuyết thành công, Mô hình chuẩn không giải thích được hiện tượng một số loại hạt (như photon) không có khối lượng, trong khi các loại hạt khác có khối lượng với mức độ không giống nhau. Nếu mọi hạt không có khối lượng, chúng sẽ di chuyển trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng và không thể liên kết với nhau để tạo nên khí, nước, hành tinh, ngôi sao và các dạng vật chất khác.

Trong nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào giả thuyết về một loại hạt để giải thích khối lượng của mọi vật trong vũ trụ. Các chính phủ trên khắp thế giới đổ hàng chục tỷ USD cho nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs trong thập kỷ qua. Leon Lederman, một nhà nghiên cứu từng đoạt giải Nobel Vật lý, gọi hạt Higgs là "hạt của Chúa". Ngày nay "hạt của Chúa" là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, vì tầm quan trọng của nó trong vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm. Hạt Higgs nếu tồn tại sẽ chứng tỏ được sự tồn tại của vật chất tối (được cho là chiếm đến 3/4 vật chất trong vũ trụ).

Khám phá trên đã giúp con người đạt được một cột mốc trong sự hiểu biết về tự nhiên. Khám phá về hạt giống với hạt Higgs mở đường cho những nghiên cứu chi tiết hơn, đòi hỏi các thống kê rộng lớn hơn, vốn sẽ xác định rõ ràng các đặc tính của loại hạt mới và chắc chắn sẽ soi rọi ánh sáng vào những bí ẩn khác của vũ trụ. Việc khám phá hạt Higgs sẽ củng cố Mô hình Chuẩn, một lý thuyết mô tả mọi loại hạt, lực và sự tương tác vốn hình thành nên vũ trụ. Các nhà khoa học tin rằng, nếu không có hạt hạ cơ bản Higgs, loài người chúng ta cũng như tất cả các vật thể khác được tạo ra từ các nguyên tử trong vũ trụ sẽ không hề tồn tại.

Các khám phá khác bao gồm:
- Các nhà khoa học người Đức đã sử dụng một kỹ thuật mới để sắp xếp thành công một chuỗi gene di truyền hoàn chỉnh của một nhóm người bí ẩn có tên là Denisovans, dựa trên một mẫu gene di truyền nhỏ được tách từ một mảnh xương ngón tay có niên đại 80 nghìn năm tuổi được phát hiện trong một hang động ở vùng Siberia.
- Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo thành công các tế bào trứng có thể tồn tại và phát triển từ các tế bào gốc trong phôi được lấy từ cơ thể chuột trưởng thành.
-  Các kỹ sư của Cơ quan hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng một hệ thống hạ cánh tiên tiến và đưa thành công chiếc xe tự hành Curiosity nặng 3,3 tấn lên bề mặt sao Hỏa.
- Nhờ một máy quét X quang laser, sáng hơn gấp một tỷ lần so với các nguồn tia X truyền thống, các nhà khoa học đã có thể xác định được cấu trúc của một protein có liên quan tới sự lây lan của căn bệnh ngủ châu Phi.
- Một công cụ mới đã giúp các nhà khoa học sửa đổi hoặc vô hiệu hóa các gene di truyền trên cơ thể các con vật thí nghiệm.
- Các nhà khoa học đã xác nhận về sự tồn tại của hạt Majorana fermions, một loại hạt có khả năng tự đóng vai trò phản vật chất của chính nó và tự hủy diệt bản thân nó.
- Dự án ENCODE cho thấy có tới 80% gene di truyền trong cơ thể người đang hoạt động tích cực và giúp "bật" hay "tắt" các gen.
- Một giao diện kết nối máy tính - não người đã cho phép những người bị liệt sử dụng ý nghĩ của họ để di chuyển một cánh tay máy và thực hiện các cử động của cánh tay máy trong không gian ba chiều.
- Các nhà khoa học người Trung Quốc đã khám phá ra thông số cuối cùng chưa được biết tới của một mô hình miêu tả sự thay đổi của các hạt hạ nguyên tử có tên là neutrinos khi chúng di chuyển với vận tốc gần đạt vận tốc ánh sáng.

Nguồn NASATI