Nhờ một loại bê tông sinh học, mơ ước trồng cây trên tường, mái nhà của nhiều người sẽ trở thành hiện thực.
Antonio Aguado, một nhà khoa học của Đại học Bách khoa Catanulya tại Tây Ban Nha, cùng các đồng nghiệp tìm ra cách chế tạo loại bê tông sinh học để đáp ứng nhu cầu tạo vườn thẳng đứng của người dân vùng Địa Trung Hải trong vài năm gần đây, Gizmag đưa tin.
Bê tông sinh học vẫn chứa magie phosphate như những loại bê tông truyền thống để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi tảo, nấm, địa y và rêu trong điều kiện khí hậu Địa Trung Hải. Tuy nhiên, tỷ lệ các thành phần trong bê tông sinh học được điều chỉnh để tăng độ xốp và giảm độ cứng của bề mặt bê tông để cây có thể sinh trưởng.
Về cấu tạo, bê tông sinh học của Aguado gồm ba lớp. Do tiếp xúc với bề mặt của tòa nhà, lớp dưới cùng sẽ có khả năng chống thấm nước. Lớp giữ nước nằm ở giữa và lớp hút nước ở trên cùng. Nhóm nghiên cứu khẳng định người sử dụng có thể trồng cây trên bê tông của họ sau khoảng một năm - khoảng thời gian để rêu và các dạng vi sinh vật khác phát triển đầy đủ. Nhưng sau khoảng thời gian đó, họ sẽ không phải bảo dưỡng định kỳ.
Nhóm nghiên cứu nhận định rằng nếu cây cối mọc kín trên bê tông, chúng sẽ trở thành vật liệu cách âm, cách nhiệt. Ngoài ra, nếu mọi ngôi nhà đều trở thành vườn rau đứng, chúng sẽ tạo nên cảnh quan đẹp và góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Antonio Aguado, một nhà khoa học của Đại học Bách khoa Catanulya tại Tây Ban Nha, cùng các đồng nghiệp tìm ra cách chế tạo loại bê tông sinh học để đáp ứng nhu cầu tạo vườn thẳng đứng của người dân vùng Địa Trung Hải trong vài năm gần đây, Gizmag đưa tin.
Bê tông sinh học vẫn chứa magie phosphate như những loại bê tông truyền thống để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi tảo, nấm, địa y và rêu trong điều kiện khí hậu Địa Trung Hải. Tuy nhiên, tỷ lệ các thành phần trong bê tông sinh học được điều chỉnh để tăng độ xốp và giảm độ cứng của bề mặt bê tông để cây có thể sinh trưởng.
Về cấu tạo, bê tông sinh học của Aguado gồm ba lớp. Do tiếp xúc với bề mặt của tòa nhà, lớp dưới cùng sẽ có khả năng chống thấm nước. Lớp giữ nước nằm ở giữa và lớp hút nước ở trên cùng. Nhóm nghiên cứu khẳng định người sử dụng có thể trồng cây trên bê tông của họ sau khoảng một năm - khoảng thời gian để rêu và các dạng vi sinh vật khác phát triển đầy đủ. Nhưng sau khoảng thời gian đó, họ sẽ không phải bảo dưỡng định kỳ.
Nhóm nghiên cứu nhận định rằng nếu cây cối mọc kín trên bê tông, chúng sẽ trở thành vật liệu cách âm, cách nhiệt. Ngoài ra, nếu mọi ngôi nhà đều trở thành vườn rau đứng, chúng sẽ tạo nên cảnh quan đẹp và góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nguồn vnexpress