Tạp chí Nature ngày 2/1 đăng tải kết quả nghiên cứu của các
nhà thiên văn học Chile cho biết, họ đã phát hiện ra nguồn gốc hình thành của
các hành tinh khổng lồ trong vũ trụ, tương tự như Sao Mộc và Sao Thổ.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn hiện đại nhất trên
thế giới hiện nay mang tên Atacama (hay còn gọi là ALMA), đặt tại đài quan sát
Nam Âu ở sa mạc Atacama của Chile để quan sát một vì sao trẻ có tên là HD
142527, nằm cách Trái đất hơn 450 năm ánh sáng.
Họ phát hiện ra rằng hành tinh hổng lồ không người cư trú
này được hình thành từ quá trình hút các luồng khí và bụi bao quanh những vì
sao mới trong mặt phẳng tròn u ám của vũ trụ.
Xung quanh sao HD 142527, các nhà thiên văn học phát hiện một
lỗ hổng khá thú vị trên bề mặt đầy bụi và họ tin rằng lỗ hổng này được tạo ra bởi
ngôi sao mới hình thành.
Bằng việc quan sát ánh sáng từ các bước sóng có độ dài siêu
nhỏ, ALMA có thể
chiếu rọi vào những phần ánh sáng hồng ngoại và có thể nhìn thấy được quang phổ
của HD 142527.
Phương pháp này đã giúp nhóm nghiên cứu phát hiện ra hai luồng
khí có tỷ trọng lớn tràn qua lỗ hổng, và phần khí còn lại có trong lỗ hổng.
Ngoài việc hút các mảnh vỡ và bụi vào khối vật thể của chúng
khi quay xung quanh các ngôi sao, những hành tinh này cũng hấp thu luồng khí chảy
qua lỗ hỗng trên từ vùng bên ngoài của mặt phẳng tới vùng bên trong, giúp nuôi
dưỡng ngôi sao mới.
Những lỗ hổng thường có kích thước rất lớn, khoảng 10 đơn vị
thiên văn từ ngôi sao, có nghĩa là bằng 10 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt
trời
Nhà thiên văn học Simon Casassus thuộc trường Đại học Chile
cho biết "giới thiên văn vẫn luôn dự đoán rằng chắc chắn có những luồng
khí như thế, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được trực tiếp chứng kiến."
Một nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học Australia
từng được công bố trên tạp chí Nature cũng cho thấy các luồng khí và bụi từ
trung tâm của dải Thiên Hà là sản phẩm để hình thành các vì sao mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét